Mới đây nhất là việc Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT bị “tuýt còi” do có những quy định “trái luật” và phải sửa lại.
Cụ thể là việc quy định không được phát tán video tiêu cực bằng bất cứ hình thức nào của Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thông tư 04 vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận. Nhiều chuyên gia pháp luật đã có tiếng nói cho rằng quy định đó vi phạm nghiêm trọng quyền khiếu nại tố cáo của người dân và có dấu hiệu vi hiến.
Ngay sau khi báo Người đưa tin đăng tải bài viết “Quy định của Bộ GD & ĐT có dấu hiệu vi hiến?” thì chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã “tuýt còi” Thông tư 04 do có những quy định “trái luật” và yêu cầu Bộ GD& ĐT phải xem xét sửa lại.
Quy định cấm phát tán video tiêu cực của Ngành giáo dục được cho là trái luật.
Trước đó, dự thảo bổ sung một số Điều luật cư trú cũng được đem ra “mổ xẻ”, lấy ý kiến của nhân dân bên cạnh những quy định được cho là tiến bộ, được nhân dân hưởng ứng thì cũng có những quy định không phù hợp với thực tiễn. Điển hình là việc quy định người xuất cảnh từ hai năm trở lên và người đi tù sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
Sau khi có những ý kiến đóng góp từ phía các chuyên gia pháp luật cũng như ý kiến của công luận Bộ công an đã quyết định rút quy định xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Và dĩ nhiên việc này được dư luận và người dân hết sức đồng tình.
Một vụ việc cũng từng làm nóng dư luận suốt một thời gian cuối năm 2012 khi Chính phủ ban hành thông tư 71 trong đó có quy định “xử phạt xe không chính chủ”.
Nghị định 71 ngay sau khi ra đời đã vấp phải phản ứng của người dân, các chuyên gia, kể cả một số đại biểu Quốc hội. Hàng loạt những bài viết phân tính tính đúng đắn, phù hợp thực tiễn của một số quy định của Nghị định 71.
Sau khi xem xét Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết trong khi chờ Bộ Công an ban hành thông tư, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sở hữu xe không chính chủ. Như vậy, quy định xử phạt xe không chính chủ đã bị lùi thời gian thực hiện.
Tất cả những vụ việc trên cho thấy Chính phủ đã có hành động quyết liệt hơn trong việc “sửa sai”.
Bên cạnh đó, sau những bài học kinh nghiệm này, có thể nhận thấy rất rõ vài trò của dư luận, của nhân dân trong việc đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, có tác động trực tiếp đến quyền lợi của dân.
Luật gia Giang Quyết