Liên tiếp xuất hiện clip học sinh đánh nhau: Khi nào có thể xử lý hình sự?

Liên tiếp xuất hiện clip học sinh đánh nhau: Khi nào có thể xử lý hình sự?

Nguyễn Thành Nhân

Nguyễn Thành Nhân

Thứ 3, 29/10/2019 15:46

Chỉ trong thời gian ngắn, mạng xã hội liên tục xuất hiện clip ghi lại cảnh học sinh đánh nhau. Từ nhiều vụ việc, chuyên gia pháp lý đã đưa ra phân tích về hình thức xử lý cho các bên liên quan.

Bạo lực học đường là vấn nạn đã tồn tại từ rất lâu. Mặc dù đã có nhiều tuyên truyền và biện pháp để ngăn chặn nhưng cho đến nay, vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Thời gian gần đây, khi sự việc học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương đánh nhau vẫn chưa được xử lý xong, tại TP.HCM vừa phát hiện tương tự với những học sinh lớp 11 trường THCS – THPT Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp.

Góc nhìn luật gia - Liên tiếp xuất hiện clip học sinh đánh nhau: Khi nào có thể xử lý hình sự?

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo xử lý vụ việc nữ sinh trường THCS Lê Quý Đôn (tỉnh Bình Dương) đánh nhau.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Lê Ngọc Lam Điền, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, bạo lực học đường là hành vi đe dọa, dùng vũ lực thô bạo, xúc phạm, xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người khác xảy ra trong phạm vi trường học.

Đối tượng bị xâm phạm thường là học sinh.

“Hành vi bạo lực học đường phổ biến như sử dụng lời nói, làm nhục, dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, tấn công tình dục,…

Tùy vào từng hành vi bạo lực học đường, tùy vào từng chủ thể sẽ có thể sẽ phải chịu hoặc không chịu trách nhiệm hình sự”, luật sư Lam Điền nhận định.

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành, tùy vào từng độ tuổi khác nhau để xác định trách nhiệm của người phạm tội.

Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nữ luật sư nói thêm: “Bên cạnh đó, một hành vi có được xem là vi phạm pháp luật hình sự hay không chúng ta còn phải xem xét đến việc hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành của một hay nhiều tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự”.

Góc nhìn luật gia - Liên tiếp xuất hiện clip học sinh đánh nhau: Khi nào có thể xử lý hình sự? (Hình 2).

Học sinh lớp 11 trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp, TP.HCM) bị bạn hành hung, quay clip tung lên mạng xã hội.

Còn đối với việc những người khác tại hiện trường đứng nhìn, không can ngăn thậm chí còn có hành động quay phim lại và đăng lên mạng xã hội khi chứng kiến học sinh đánh nhau.

Luật sư Lam Điền cho hay: “Hành vi đứng nhìn, không can ngăn mặc dù có điều kiện mà không cứu giúp có thể phạm vào tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”, nếu trong trường hợp hậu quả người bị hại tử vong theo điều 132 Bộ luật Hình sự hiện hành”.

“Hành vi quay clip, phát tán lên mạng xã hội đã vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể Bộ luật Dân sự quy định rằng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Vì thế, việc sử dụng hình ảnh mà gây tổn hại đến người khác thì người bị hại có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”, chuyên gia pháp lý nhận định.

Ngoài ra, hành vi đăng tải clip lên mạng xã hội cũng được xác định vi phạm pháp luật an ninh mạng, cụ thể là đăng tải, phát tán trên mạng nhằm xúc phạm danh dự uy tín, nhân phẩm của người khác, theo điểm a, khoản 3, Điều 16 luật An ninh mạng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.