Văn học Việt luôn mang đến những cảm xúc kì lạ
Là một nhà văn xa quê từ nhỏ, sống giữa nhiều luồng văn hóa khác nhau, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm bản thân để thích nghi với những khác biệt văn hóa?
Nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê ( phải)
Tôi luôn cố gắng để nói tiếng Pháp giỏi hơn người bản địa và có lẽ tôi đã làm được điều đó. Môi trường sống ở nước Pháp rất cởi mở và thân thiện, ở đó có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Theo tôi chỉ cần cố gắng sống tốt thì dù ở môi trường nào con người cũng có thể tồn tại một cách có ích. Trong mọi hoàn cảnh sự nỗ lực con người luôn được đánh giá cao.
Chị có thường xuyên đọc các tác phẩm văn học Việt Nam? Chị ấn tượng với tác giả, tác phẩm nào nhất?
Những tác phẩm văn học Việt Nam luôn đem lại cho tôi cảm giác kì lạ, có thể đó là cảm xúc của một người con xa quê. Có hai tác phẩm mà tôi ấn tượng nhất là “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên đọc các tác phẩm văn học Nga, Pháp, Thụy Điển
Có thể nói chị là một trong những nhà văn hải ngoại thành công nhất hiện nay, đổi lấy thành công như bây giờ có phải chị đã hy sinh rất nhiều, chị có cảm thấy tiếc nuối điều gì nhất?
Tất nhiên tôi đã phải đánh đổi rất nhiều để có được ngày hôm nay, như đã nói tôi luôn cố gắng để nói tiếng Pháp giỏi hơn cả người bản địa và tôi đã làm được được điều đó. Tôi luôn cố gắng để làm tất cả những gì người bản địa làm được và không chấp nhận trước một thất bại nào. Đổi lại tôi đã đánh mất tiếng mẹ đẻ của mình. Đấy có lẽ là cái giá khá đắt mà tôi đã đánh đổi.
Văn học không biên giới
Tác phẩm của chị nói về hầu hết các chủ đề trong đời sống xã hội, nhưng nếu phải chọn lựa một chủ đề tâ đắc nhất, chị sẽ chọn chủ đề gì?
Có thể gọi đó là chủ đề trở đi trở lại trong những sáng tác của tôi, tuy nhiên ở mỗi tác phẩm đều có sự tăng tốc nhất định về mức độ đề tài. Với tôi viết về cái chết của những ảo vọng xa rời đời sống thực tế luôn mang lại sự hứng thú đặc biệt.
Hai tác phẩm Lại chơi với lửa và Vu khống vừa được dịch sang tiếng Việt
Mỗi nhà văn đều có quan điểm sáng tác của riêng mình hay chịu ảnh hưởng của bậc tiền bối nào đó, với nhà văn Linda Lê, quan điểm sáng tác của chị có gì đặc biệt?
Nhà văn Linda Lê năm nay 47 tuổi quê gốc ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cha là kĩ sư người Việt còn mẹ là người Pháp. Năm 14 tuổi cô rời Việt Nam sang sinh sống tại Pháp cho đến nay. Những tác phẩm của Linda Lê được xuất bản sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu là song ngữ Pháp - Việt.
Nhà văn Linda Lê từng đạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Tài năng (1990), Giải văn chương sáng tạo (1993), Giải thưởng Fénéon (1997) . Đặc biệt tác phẩm Hồi tưởng của chị đã được Viện hàn lâm Pháp trao tặng giải thưởng Prix Femina và giải nhất giải thưởng Grand Prix vào năm 2007. Những sáng tác của Linda Lê được giới văn nghệ sĩ và đọc giả đánh giá rất cao. Nhà văn Linda Lê là một cây bút có nhiều sáng tạo mới mẻ, tinh tế trong sáng tác văn chương, nhà văn, nhà nghiên cứu Huế Bửu ý nhận xét.
Đặc biệt hay không thuộc về quyền phán xét của độc giả, trong sự nghiệp cầm bút của mình tôi luôn quan niệm rằng văn học không có biên giới, ngược lại chúng có một sức mạnh mãnh liệt kết nối những con tim trên toàn nhân loại. Một nhà văn có thể viết rất hay về nước Pháp nhưng không nhất thiết nhà văn đó phải là người Pháp, ngược lại văn học Việt Nam cũng vậy Điều quan trọng nhất là cách nhìn của tác giả về cuộc sống xung quanh mình và thụ cảm nó như thế nào.
Thưa nhà văn, để tạo điểm mới trong nội dung những tiểu thuyết của mình, chị đã triển khai những chủ đề trong tác phẩm như thế nào?
Sáng tác văn chương không cần thiết phải tuân theo bất kì một phương pháp sáng tác cụ thể nào cả, một đề tài tôi có thể triển khai theo nhiều dạng văn phong khác nhau. Có lúc đó là câu chuyện khô nhuyễn với những lời thoại của nhân vật, nhưng có lúc tôi triển khai nội dung bài viết dưới dạng nhiều hình ảnh kết hợp với lời bình ngắn gọn. Tóm lại một chủ đề có thể phát triển theo nhiều kiểu văn phong khác nhau, không nhất thiết phải bó hẹp trong một khung hình nào cả.
Ở Pháp chị có hay tổ chức những buổi nói chuyện như thế này không? Phản ứng của độc giả như thế nào?
Tất nhiên rồi, với tôi bạn đọc ở bất kì đâu đều là những thượng đế đáng kính như nhau. Là một nhà văn tôi cho rằng cần phải tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi với bạn đọc, không được xa rời thực tế vì như thế chẳng khác nào cô lập chính mình và dập tắt ngọn nguồn sáng tạo. Vì vậy ở Pháp tôi thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với độc giả và giữa chúng tôi đã có những buổi trò chuyện lý thú, cởi mở. Nhìn chung bạn đọc Pháp rất nhiệt tình ủng hộ tôi ngay từ khi tác phẩm đầu tiên được xuất bản.
Xin cám ơn nhà văn về cuộc phỏng vấn!
Mai Long