'Lính Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là kẻ lừa đảo

'Lính Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là kẻ lừa đảo

Thứ 4, 01/05/2013 17:41

Tuyên bố gây sốc của một người đàn ông 76 tuổi tự xưng là cựu chiến binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam cách đây 45 năm gây xôn xao trong thời gian qua hoá ra chỉ là trò lừa.

Câu chuyện của Trung sĩ John Hartley Robertson được kể lại trong bộ phim tài liệu “Unclaimed” (Không đòi hỏi) khiến không ít người kinh ngạc vì một tù binh Mỹ đã chạy trốn khỏi nhà tù Việt Nam và bí mật lập gia đình với một người phụ nữ địa phương có thể sống ở Việt Nam trong thời gian dài như vậy mà chính quyền cũng như giới báo chí Việt Nam chưa từng nhắc đến.

Tuy nhiên, đến nay mọi sự đã rõ. Người đàn ông đó không phải Trung sĩ Robertson, mà chỉ là kẻ muốn được gia nhập cộng đồng tù binh chiến tranh/lính mất tích trong chiến tranh Việt Nam để vụ lợi. Xét nghiệm DNA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa xác nhận điều đó.

Theo tác giả viết sách nổi tiếng và là cựu binh lực lượng đặc nhiệm Mỹ Don Bendell, người đàn ông tự nhận là Trung sĩ Robertson chỉ là người đàn ông Việt gốc Pháp muốn lợi dụng cộng đồng cựu chiến binh đang tìm kiếm lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích ở Việt Nam.

Xã hội - 'Lính Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là kẻ lừa đảo

Chân dung Trung sĩ John Hartley Robertson

Trong email gửi tới ban tổ chức festival sẽ trình chiếu bộ phim “Unclaimed”, ông Bendell khẳng định: “Người đàn ông trong bộ phim tự nhận là John Hartley Robertson là một người Pháp, một kẻ mạo danh chỉ muốn lừa tiền của cộng đồng cựu chiến binh và những người đang mong mỏi tìm thấy những tù binh chiến tranh còn sống”.

Một số thành viên cấp cao của cộng đồng cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm tham chiến ở Việt Nam cũng nói rằng họ bác bỏ tuyên bố của người đàn ông trong bộ phim tài liệu sắp chiếu.

Người đàn ông có tên Việt Nam là Dan Tan Ngoc đến nay đã lừa được hàng chục nghìn USD từ hội cựu chiến binh Mỹ.

Ông Bendell cho biết, các cựu tù binh nổi tiếng như tướng Mark “Zippo” Smith và Orson Swindle – bạn tù của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ở Việt Nam – cũng biết trò lừa của Dan Tan Ngoc.

Zippo, hiện đang sống ở Thái Lan, và điệp viên CIA Billy Waugh, đã đến gặp người nhận là Trung sĩ Robertson để tìm hiểu sự thực. Ông Bendell cho biết, Zippo và ông Waugh đã kết luận đây hoàn toàn là trò lừa, và kết quả xét nghiệm DNA xác nhận điều đó.

Hội các lực lượng đặc nhiệm Mỹ nói rằng, nếu người đàn ông đó đúng là đồng đội đã mất tích của họ thì ông ta sẽ được chào đón nồng nhiệt để trở về Mỹ. Tuy nhiên, Dan Tan Ngoc không phải người mà họ muốn tìm kiếm.

Bộ phim tài liệu của nhà làm phim giành giải Emmy Michael không đánh giá tính đúng sai về tuyên bố của người đàn ông tự xưng là Robertson.

Bộ phim chỉ nói về hành trình của một cựu chiến binh Việt Nam, Tom Faunce, trên đường đi tìm sự thật đằng sau tuyên bố kinh ngạc của người đàn ông mà họ bắt gặp.

Người đàn ông đó đang sống ở miền Trung Việt Nam tự nhận là cựu chiến binh Mỹ được cho là đã chết sau khi trực thăng của anh ta bị bắn rơi trong chiến dịch đặc biệt ở Lào năm 1968. Người đàn ông này kể rằng, ông ta chưa được ai tìm ra hay liên lạc kể từ thời gian đó. Ông ta cũng từ chối làm xét nghiệm DNA để chứng minh thân phận. Vợ và con gái của Trung sĩ John Hartley Robertson lúc đầu đồng ý làm xét nghiệm DNA, nhưng năm ngoái đã thay đổi quyết định, theo nhà sản xuất của bộ phim tài liệu “Unclaimed”.

Xã hội - 'Lính Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là kẻ lừa đảo (Hình 2).

Người đàn ông tự nhận là Robertson và đã sống ở Việt Nam 45 năm mà không ai biết đến

Tên của Trung sĩ Robertson đã được ghi cùng 60.000 lính Mỹ khác tại đài tưởng niệm chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam ở Washington, nhưng bộ phim tài liệu “Unclaimed” nêu nghi vấn liệu Robertson có thực sự còn sống. Người đàn ông 76 tuổi nói rằng mình không còn nhớ ngày sinh nhật, tên của con ở Mỹ cũng như đã quên sạch tiếng Anh.

Kẻ lừa đảo nói với mọi người rằng khi chiếc trực thăng của ông ta lao xuống đất tại vùng núi ở Lào, ông ta bị bộ đội bắc Việt Nam bắt giữ. “Họ giam tôi lại, trong một chiếc lồng sắt trong rừng. Tôi bị ngất lên ngất xuống vì tra tấn và bị bỏ đói. Họ đánh tôi ngày càng nhiều, và tôi nghĩ mình đã chết. Tôi không khai điều gì, dù họ đánh đập và tra tấn tôi”. Rồi kẻ giả mạo kể rằng ông ta trốn thoát vào rừng 4 năm sau đó, rồi được một người phụ nữ tìm thấy trên cánh đồng. Người phụ nữ này đã chăm sóc rồi sau đó trở thành vợ ông ta.

Ông ta lấy họ và ngày sinh của người chồng quá cố của vợ rồi đăng ký là người Việt gốc Pháp với tên Dan Tan Ngoc. Sau đó, người đàn ông này có con với vợ Việt Nam và không liên lạc gì với vợ con ở Mỹ.

Bộ phim tài liệu được dựng theo đề nghị của cựu chiến binh Tom Faunce. Faunce lần đầu nghe về người đàn ông này trong chuyến đi từ thiện tới Việt Nam năm 2008. Nhà làm phim Jorgensen không thấy thuyết phục lắm về câu chuyện, mà chỉ hứng thú với hành trình Faunce với tư cách cựu chiến binh, một người nghiện rượu và là nạn nhân của tình trạng lạm dụng trẻ em.

Một kiểu lừa đảo

Trước tình trạng nhiều cá nhân, nhóm cá nhân lợi dụng các gia đình Mỹ đang mong mỏi tìm lại người thân để lừa tiền, trang web của Liên minh các gia đình tù nhân chiến tranh/lính Mỹ mất tích (National Alliance of POW/MIA Families) đã đưa ra cảnh báo về trò lừa đảo này:

“Có một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang lợi dụng gia đình các tù binh chiến tranh hoặc lính Mỹ mất tích, các nhà hoạt động hay cá nhân cộng đồng Việt Nam. Câu chuyện của họ luôn giống nhau; họ tiếp cận một hoặc vài cựu tù binh chiến tranh để nhờ giúp đỡ trở về nhà, dù lúc đầu họ không nhắc đến chuyện tiền nong. Những con người vô liêm sỉ này bắt đầu bằng việc xây dựng quan hệ với nạn nhân mà chúng nhắm tới.

Chúng cung cấp một vài thông tin, thường là thông tin đã được công bố qua các tài liệu công khai hoặc nghe ngóng từ những cuộc trò chuyện với người thân gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích. Sau đó họ cung cấp ảnh. Gần đây nhất là vụ việc xung quanh John Hartley Robertson mất tích ở Việt Nam năm 1968.

Chúng tôi phải đưa ra lời cảnh báo vì chúng tôi tiếp tục nhận được báo cáo từ gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích về những vụ lừa đảo kiểu này.

Chúng tôi cảnh báo: “Hãy cẩn thận khi nhận được những thông tin như vậy. Hãy kiểm tra kỹ càng, và bảo đảm những thông tin họ cung cấp không có đầy trên internet”.

 
Theo Daily Mail/Khám phá
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.