Các nhà thiên văn học từ thế kỷ 18 đã thảo luận về hiện tượng lỗ đen trong vũ trụ khi lực hấp dẫn của nó hút tất cả mọi thứ xung quanh bao gồm cả ánh sáng. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2012, những hình ảnh đầu tiên về lỗ đen vũ trụ mới được ghi lại bởi Fiona Garrison, một chuyên gia của viện Công nghệ California tại Mỹ và là người phụ trách kính thiên văn NuSTAR Nuclear Spectroscopic Telescope Array (NuSTAR).
Lỗ đen đầu tiên được ghi lại này được đặt tên là Cygnus X-1 và thời điểm được ghi đó là lúc Cygnus X-1 đang phát ra vô số chùm tia X mạnh nuốt dần một ngôi sao khổng lồ gần đó. Số lượng và kích thước của lỗ đen trong vũ trụ rất đa dạng, có thể lớn bằng một hành tinh mà cũng có thể lớn bằng cả hệ Mặt trời.
Lỗ đen thường ẩn nấp trong trung tâm vũ trụ và hút hết những thiên thể tới gần chúng để dần lớn lên. Giả sử khi lỗ đen Cygnus X-1 đến gần hệ Mặt trời thì trọng lực của nó sẽ gây ra sự hỗn loạn to lớn. Tất cả các hành tinh nằm trên đường đi của Cygnus X-1 sẽ bị nuốt trọn và khi đến đủ gần, Cygnus X-1 sẽ bóp vỡ Trái đất gây ra những trận động đất, các siêu núi lửa, không sinh vật nào sống nổi.
Mặt trời có thể sẽ bị nghiền nát thành một đám bụi và lỗ đen sẽ thay thế Mặt trời như hỏa ngục tròn, quả là một viễn cảnh bi thảm với chúng ta. Hiện tại, các nhà thiên văn học đã tìm ra dấu hiệu 12 lỗ đen bằng cách quan sát ảnh chụp tia X, tuy nhiên con số ngoài thực tế lớn hơn rất nhiều. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cho biết số lượng lỗ đen ngoài vũ trụ có thể lên tới 10.000 hoặc nhiều hơn.
Một điều thú vị là theo lý thuyết của thuyết tương đối rộng thì lỗ đen chính là miệng của cổng không gian – thời gian nên khi Trái đất vượt qua lỗ đen an toàn thì rất có thể con người sẽ đến một vũ trụ mới.