Lò sản xuất tiến sĩ bị vạch sai phạm: “Phải truy trách nhiệm tới cùng”

Lò sản xuất tiến sĩ bị vạch sai phạm: “Phải truy trách nhiệm tới cùng”

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 3, 29/08/2017 11:34

“Đã có kết luận sai phạm rõ ràng của Học viện Khoa học Xã hội. Vì thế, viện Hàn lâm KHXH VN phải giải trình, minh bạch hóa. Các sai phạm này xảy ra phải truy trách nhiệm của những cá nhân liên quan”, PGS.TS Đỗ Minh Cương nói.

Xã hội - Lò sản xuất tiến sĩ bị vạch sai phạm: “Phải truy trách nhiệm tới cùng”

PGS.TS Đỗ Minh Cương: "Một GS hướng dẫn 44 học viên, 12 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm không thể đảm bảo chất lượng".

Thanh tra bộ GD&ĐT vừa có kết luận về hàng loạt sai phạm tại học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN). Đặc biệt, kết luận có nêu, năm 2015, GS.TS Võ Khánh Vinh hướng dẫn đến… 44 học viên các ngành Luật, Chính sách công, Công tác xã hội. Còn với đào tạo tiến sĩ, ông Vinh hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh.

PV báo Người Đưa Tin đã nhận được ý kiến chia sẻ của PGS.TS Đỗ Minh Cương, giảng viên cao cấp, chủ nhiệm bộ môn Văn hoá doanh nghiệp và Lãnh đạo, đại học Kinh tế (đại học Quốc gia Hà Nội) về vấn đề này.

PGS.TS Đỗ Minh Cương cho rằng, một GS hướng dẫn 44 người nghiên cứu thạc sĩ, 12 người nghiên cứu sinh. Đó là con số quá lớn. Việc đào tạo như vậy đã mang hình thức thương mại hóa.

PGS.TS Đỗ Minh Cương khẳng định: “Trong giáo dục, việc đào tạo nhanh, nhiều, rẻ, tốt là bộ tứ bất khả thi. Số lượng lớn không thể đi kèm với chất lượng tốt được.

Bộ GD&ĐT đã đưa ra tiêu chuẩn một GS không hướng dẫn không quá 5 tiến sĩ, 12 thạc sỹ/năm. Việc đặt ra tiêu chuẩn như vậy là đã tính đến thời gian hướng dẫn, khoản tiền cho người hướng dẫn theo quy định.

Ông Vinh thời điểm đó là Giám đốc Học viện mà hướng dẫn gấp 4 lần tiêu chuẩn như vậy, tôi không hiểu ông Vinh sắp xếp thời gian kiểu gì. Trong thực tế, GS đứng đầu một Học viện sẽ có quan hệ với các cơ sở đào tạo khác, có khi còn phải hướng dẫn sinh viên ở nơi khác nữa. Đặc biệt là ông Vinh còn là lãnh đạo thường xuyên phải họp hành, nghiên cứu khoa học, vậy làm sao đủ thời gian hướng dẫn. Tôi chắc chắn không thể đảm bảo chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được”.

PGS.TS Đỗ Minh Cương băn khoăn: “Một câu hỏi mà dư luận đặt ra là tại sao GS.Võ Khánh Vinh lại hướng dẫn nhiều như vậy? Theo tôi, chắc chắn việc này đi liền với lợi ích cá nhân. Đầu tiên là tiền thanh toán cho người hướng dẫn tính theo giờ, theo học viên chắc chắn một năm sẽ nhiều hơn là hướng dẫn ít. 

Tôi cho rằng, một GS mà hướng dẫn với số lượng lớn như vậy là hy hữu”.

Việc này thể hiện một cơ chế rất lỏng lẻo trong việc kiểm soát quyền lực, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Ở đây có điều đau lòng là ông Vinh là GS về ngành Luật, bản thân ông ta phải thượng tôn pháp luật. Các văn bản, thông tư hướng dẫn của bộ GD&ĐT cũng là văn bản pháp quy nhưng ông Vinh lại không hề tôn trọng. 

Một điều đau lòng hơn là vi phạm như vậy mà Học viện, viện Hàn lâm KHXH VN không có ý kiến gì cho đến khi Thanh tra của Bộ phát hiện ra.

Tôi cho rằng lần này đã có bằng chứng sai phạm là kết luận thanh tra, có tính pháp lý đầy đủ. Viện phải có trách nhiệm giải trình, minh bạch hóa trách nhiệm. Các sai phạm này xảy ra phải truy trách nhiệm của những cá nhân liên quan”.

Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.