Lộ trình dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức từ năm 2021

Lộ trình dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức từ năm 2021

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 3, 05/05/2020 08:19

Ngày 4/5, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Trong đó, quy định chi tiết lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu.

Chính sách - Lộ trình dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức từ năm 2021

Lộ trình dự kiến kéo dài tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức từ năm 2021. (Ảnh minh họa)

Theo dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình.

Theo đó, trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật lao động về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường kể từ năm 2021 với lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035. Dự thảo Nghị định đã quy định chi tiết hơn theo bảng thể hiện theo từng năm đủ tuổi nghỉ hưu (từ năm 2021) sẽ được áp dụng đối với những người lao động cụ thể theo tháng, năm sinh.

Việc quy định tuổi nghỉ hưu đảm bảo nguyên tắc, người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu trong cùng một năm thì điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là giống nhau.

Như vậy, đối với lao động nam sinh từ tháng 1/1961 đến tháng 9/1961 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng; lao động nam sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng;…

Đối với lao động nữ sinh từ tháng 1/1966 đến tháng 8/1966 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng; lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Điều 3 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đặc biệt, dự thảo Nghị định có quy định về những nhóm chức danh, chức vụ được kéo dài tuổi nghỉ hưu từ năm 2021.

Theo đó, cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định này có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam
Lao động nữ
Năm đủ tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu cao hơn
Năm sinh
Năm đủ tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu cao hơn
Năm sinh
2021
65 tuổi 3 tháng
Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961
2021
60 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966
2022
65 tuổi 6 tháng
Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962
2022
60 tuổi 8 tháng
Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967
2023
65 tuổi 9 tháng
Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963
2023
61 tuổi
Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967
2024
66 tuổi
Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963
2024
61 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968
2025
66 tuổi 3 tháng
Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964
2025
61 tuổi 8 tháng
Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969
2026
66 tuổi 6 tháng
Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965
2026
62 tuổi
Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969
2027
66 tuổi 9 tháng
Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966
2027
62 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970
2028
67 tuổi
Từ tháng 4/1966 trở đi
2028
62 tuổi 8 tháng
Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971
 
 
 
2029
63 tuổi
Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971
 
 
 
2030
63 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972
 
 
 
2031
63 tuổi 8 tháng
Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973
 
 
 
2032
64 tuổi
Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973
 
 
 
2033
64 tuổi 4 tháng
Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974
 
 
 
2034
64 tuổi 8 tháng
Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975
 
 
 
2035
65 tuổi
Từ tháng 5/1975 trở đi
 

Việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau:

- Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.

- Cơ quan có nhu cầu sử dụng.

- Cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào điều kiện về tuổi hưởng lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu.

Hiện nay, quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức đang được thực hiện theo Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ. Theo đó, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đang được áp dụng đối với cán bộ, công chức nữ giữ 10 nhóm chức vụ, chức danh. 

Đồng thời, Nghị định số 53/2015/NĐ-CP cũng quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với những người (cả nam và nữ) được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Các đối tượng nêu trên, được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam.

Theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật lao động quy định người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Về cơ bản, dự thảo Nghị định kế thừa Nghị định số 53/2015/NĐ-CP giữ nguyên các đối tượng thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm cán bộ, công chức nữ giữ 10 nhóm chức vụ, chức danh và những người (cả nam và nữ) được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được kế thừa quy định tại Nghị định số 53/2015/NĐ-CP và quy định chi tiết khoản 4 Điều 169 của Bộ luật lao động đảm bảo được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm. 

Do vậy, cùng với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu cao hơn cũng được tăng lên tương ứng, không vượt quá 67 tuổi đối với nam vào năm 2028 và không vượt quá 65 tuổi đối với nữ vào năm 2035. 

Điều kiện hưởng lương hưu

Như đã phân tích ở trên, quy định về tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật lao động sẽ là cơ sở cho việc quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu trong pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do vậy, bên cạnh việc quy định tuổi nghỉ hưu tại Điều 169, Bộ luật lao động còn sửa đổi, bổ sung Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động thì Điều 54 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động, đồng thời bổ sung những nội dung quy định chi tiết tại Điều 6 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Về cơ bản quy định về điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động đã khá đầy đủ và chi tiết. Chính vì vậy, dự thảo Nghị định tại điều này chỉ dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động; đồng thời quy định phụ lục công việc khai thác than trong hầm lò trên cơ sở kế thừa quy định phụ lục công việc khai thác than trong hầm lò tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 219 của Bộ luật lao động.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.