Nói đến loài cá độc lạ trên thế giới không thể bỏ qua cái tên cá mú bông Thái Bình Dương. Điểm độc đáo ở loài cá này có tổng cộng 555 chiếc răng xếp kín trong 2 bộ hàm.
Trong một nghiên cứu tại Đại học Nam Florida và Đại học Washington đã bắt đầu tìm hiểu thêm về quá trình rụng răng của cá linh bằng cách đặt cá linh vào một bể chứa đầy thuốc nhuộm màu đỏ loãng, nhuộm màu đỏ răng của cá. Sau đó, các nhà nghiên cứu chuyển con cá sang một bể chứa đầy thuốc nhuộm màu xanh lục huỳnh quang để nhuộm răng một lần nữa.
Vì vậy, những chiếc răng mọc vào một ngày nào đó có màu đỏ, trong khi những chiếc răng xuất hiện sau đó có màu xanh lục. Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã tỉ mỉ đếm và phân loại tất cả các răng có màu của 20 mẫu vật, thu được tổng số 10.580 chiếc răng.
Ngoài ra, Emily Carr - tác giả chính của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài cá này dường như mất trung bình khoảng 20 chiếc răng mỗi ngày, nhưng chúng mọc lại nhanh không kém.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh tiến sĩ kiêm đồng tác giả Karly Cohen cho biết: “Chúng khiến chúng tôi nghĩ rằng cá thay răng rất nhanh chóng. Đối với bạn và tôi, điều đó giống như thức dậy mỗi sáng và bị rụng một chiếc răng”.
Những phát hiện của nghiên cứu này thách thức quan điểm chung rằng răng rất khó để tạo ra và thay thế. Rõ ràng, đối với một số loài, chúng dễ dàng bị mất đi và được thay thế như tóc đối với chúng ta.
Nhiều người lầm tưởng rằng, động vật có kích thước, trọng lượng cơ thể càng lớn thì càng có nhiều răng. Tuy nhiên, trên thực tế, động vật có nhiều răng nhất không nhất thiết liên quan đến trọng lượng cơ thể hay kích thước miệng.
Đúng như tên gọi của mình, cá mú bông Thái Bình Dương (Ophiodon elongatus) là loài cá săn mồi được tìm thấy ở bắc Thái Bình Dương. Loài cá này có thể thể đạt tới chiều dài 1,5m. Điểm nổi bật thay vì có răng cửa, răng hàm và răng nanh, những con cá này có hàng trăm chiếc răng sắc nhọn và siêu nhỏ. Vòm miệng của chúng cũng được bao phủ bởi hàng trăm chiếc răng. Loài cá này mất trung bình khoảng 20 chiếc răng mỗi ngày. Răng mọc ở hàm yết hầu rụng nhanh hơn nhiều so với răng mọc ở các bộ phận khác.
Một điều đặc biệt khác được tìm thấy là cách thay răng có thể rất quan trọng với chiến thuật săn mồi của cá mú bông, theo Kory Evans, nhà sinh thái tại Đại học Rice. "Răng cá mú bông càng cùn thì càng khó ngoạm chặt con mồi", Evans giải thích. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, tương tự ở người, quá trình thay răng ở cá mú bông được xác định trước, nghĩa là răng được thay thế bằng một chiếc cùng loại và không phát triển lớn hơn theo thời gian.
Nhóm chuyên gia hy vọng nghiên cứu mới giúp giới khoa học hiểu thêm về răng cá và truyền cảm hứng cho những nghiên cứu về nhiều loài cá khác ra đời.
Không chỉ đáng kinh ngạc về số lượng răng, loài cá này còn nổi tiếng với khả năng thay răng rất nhanh chóng. Mặc dù nhiều nghiên cứu được đưa ra nhưng nguyên nhân loài cá này thay răng liên tục trong suốt cuộc đời của mình vẫn còn là một điều bí ẩn.
Trúc Chi (t/h)