Loại cây "đặc biệt" giúp hàng trăm nông dân Hà Tĩnh thành tỷ phú

Loại cây "đặc biệt" giúp hàng trăm nông dân Hà Tĩnh thành tỷ phú

Phạm Xuân Chinh

Phạm Xuân Chinh

Chủ nhật, 07/01/2018 15:13

Trong những năm gần đây, cây dó trầm là nguồn thu nhập chính và là loại cây giúp hàng trăm nông dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1950), trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch đã bán khoảng 30 cây dó trầm mọc tự nhiên trong vườn nhà cho các thương lái với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Số tiền có được từ bán dó trầm, bà Hoa sắm 2 chiếc ô tô và mua nhà cho con cái. Hiện tại, gia đình bà Hoa còn có gần 2ha (hơn 3.000 cây) dó trầm, gần 10 năm tuổi. Giá thị trường của những cây dó trầm thời điểm hiện tại dao động từ 3 – 10 triệu đồng/cây.

Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1950), trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch đã bán khoảng 30 cây dó trầm mọc tự nhiên trong vườn nhà cho các thương lái với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Số tiền có được từ bán dó trầm, bà Hoa sắm 2 chiếc ô tô và mua nhà cho con cái. Hiện tại, gia đình bà Hoa còn có gần 2ha (hơn 3.000 cây) dó trầm, gần 10 năm tuổi. Giá thị trường của những cây dó trầm thời điểm hiện tại dao động từ 3 – 10 triệu đồng/cây.

Cây dó trầm trên của gia đình anh Lê Trung Hữu, trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch gần 30 năm tuổi được thương lái trả giá 100 triệu đồng. Ngoài việc trồng dó trầm, gia đình anh Hữu còn tiến hành thu mua các cây dó của người dân địa phương, mang về chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây dó trầm trên của gia đình anh Lê Trung Hữu, trú tại xóm 8, xã Phúc Trạch gần 30 năm tuổi được thương lái trả giá 100 triệu đồng. Ngoài việc trồng dó trầm, gia đình anh Hữu còn tiến hành thu mua các cây dó của người dân địa phương, mang về chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Anh Lê Trung Hữu cùng với một người thợ của mình đang tiến hành gọt bỏ lớp vỏ gỗ của cây dó để lấy trầm nguyên chất và tạo đồ thủ công mỹ nghệ bán cho thương lái. Giá thành của mỗi sản phẩm tùy thuộc vào thế và chất lượng trầm. Ngoài anh Hữu, tại địa phương còn có nhiều gia đình chế tác trầm nguyên chất và đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dó để xuất khẩu.

Anh Lê Trung Hữu cùng với một người thợ của mình đang tiến hành gọt bỏ lớp vỏ gỗ của cây dó để lấy trầm nguyên chất và tạo đồ thủ công mỹ nghệ bán cho thương lái. Giá thành của mỗi sản phẩm tùy thuộc vào thế và chất lượng trầm. Ngoài anh Hữu, tại địa phương còn có nhiều gia đình chế tác trầm nguyên chất và đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dó để xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Trung Trực - Chủ nhiệm HTX Trầm hương Phúc Trạch: Trầm hương có 2 loại tự nhiên và nhân tạo, nhưng trầm tự nhiên có giá trị kinh tế cao hơn. Trầm tự nhiên có được là do trong quá sinh trưởng và phát triển, cây dó bị một loại sâu đục thân “khoan lỗ” vào, tạo ra các vết thương trên phần thân. Để tự vệ và làm lành vết thương, cây dó tiết ra một loại dầu đặc biệt để bịt các lỗ hổng do sâu tạo ra, dần dần tinh dầu đó tích tụ thành hợp chất màu đen giống với nhựa đường – còn gọi là trầm. Chỉ trồng tại xã Phúc Trạch thì cây dó mới cho trầm tự nhiên.

Theo ông Nguyễn Trung Trực - Chủ nhiệm HTX Trầm hương Phúc Trạch: Trầm hương có 2 loại tự nhiên và nhân tạo, nhưng trầm tự nhiên có giá trị kinh tế cao hơn. Trầm tự nhiên có được là do trong quá sinh trưởng và phát triển, cây dó bị một loại sâu đục thân “khoan lỗ” vào, tạo ra các vết thương trên phần thân. Để tự vệ và làm lành vết thương, cây dó tiết ra một loại dầu đặc biệt để bịt các lỗ hổng do sâu tạo ra, dần dần tinh dầu đó tích tụ thành hợp chất màu đen giống với nhựa đường – còn gọi là trầm. Chỉ trồng tại xã Phúc Trạch thì cây dó mới cho trầm tự nhiên.

Mới đây, anh Lê Trung Hữu đã bán cho một nhóm thương lái người Ả rập Xê út gần 5kg trầm, với giá xấp xỉ 100 triệu đồng. Theo anh Hữu, giá thị trường của loại trầm nguyên chất này hiện tại dao động từ 20 – 25 triệu đồng/kg.

Mới đây, anh Lê Trung Hữu đã bán cho một nhóm thương lái người Ả rập Xê út gần 5kg trầm, với giá xấp xỉ 100 triệu đồng. Theo anh Hữu, giá thị trường của loại trầm nguyên chất này hiện tại dao động từ 20 – 25 triệu đồng/kg.

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa được anh Lê Trung Hữu và người thợ của mình tạo ra. Giá thành của mỗi sản phẩm tùy thuộc vào thế và chất lượng trầm. Loại rẻ thì cũng có giá từ 5 – 10 triệu đồng/sản phẩm, còn loại đắt thì được định giá hàng trăm triệu đồng.

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa được anh Lê Trung Hữu và người thợ của mình tạo ra. Giá thành của mỗi sản phẩm tùy thuộc vào thế và chất lượng trầm. Loại rẻ thì cũng có giá từ 5 – 10 triệu đồng/sản phẩm, còn loại đắt thì được định giá hàng trăm triệu đồng.

Phần vỏ của cây dó bị bỏ ra trong quá trình lấy trầm nguyên chất hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ sẽ được tận dụng để bán cho các cơ sở sản xuất hương đốt. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: Trên địa bàn xã có khoảng 300ha cây dó trầm, trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch. Cây dó cùng với cây bưởi Phúc Trạch đã mang lại thu nhập lớn, giúp xoá đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Phúc Trạch có khoảng hơn 70 hộ gia đình đã cho thu nhập tiền tỷ bằng việc bán và chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dó trầm.

Phần vỏ của cây dó bị bỏ ra trong quá trình lấy trầm nguyên chất hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ sẽ được tận dụng để bán cho các cơ sở sản xuất hương đốt. Ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: Trên địa bàn xã có khoảng 300ha cây dó trầm, trong đó có hơn 200ha đang cho thu hoạch. Cây dó cùng với cây bưởi Phúc Trạch đã mang lại thu nhập lớn, giúp xoá đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã Phúc Trạch có khoảng hơn 70 hộ gia đình đã cho thu nhập tiền tỷ bằng việc bán và chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dó trầm.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.