Theo Sohu, cây Datura hay còn gọi là cây “cà độc dược” được biết đến là một trong những cây nguy hiểm nhất thế giới.
Ban đầu xuất hiện ở Nam Mỹ, cây này đã lan truyền và mọc hoang rộ ở nhiều khu vực trên thế giới, kể cả Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,...
Cây Datura mọc quanh năm với chiều cao từ 1-2m, thân cây nhẵn, có màu xanh hoặc tím. Lá cây hình trứng, đầu nhọn, mặt trên màu xanh xám và mặt dưới màu xanh nhạt, có gân chính và gân phụ màu xanh hoặc tím. Hoa có màu sặc sỡ và thơm ngát, mọc ở kẽ lá, sau khi héo, tạo ra quả giống mâm với nhiều gai nhọn. Quả cây Datura có hình cầu, khi chín có màu nâu, nứt ngang và dọc, chứa nhiều hạt nhỏ.
Tuy nhiên, vẻ đẹp bên ngoài ẩn giấu sự nguy hiểm của nó. Theo nghiên cứu, toàn bộ cây Datura đều có độc tính cao, chủ yếu từ các loại alkaloid như alkaloid Datura và atropine.
Độc tính của cây Datura ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể. Alkaloid của nó có thể được hít vào qua hệ hô hấp, gây cảm giác cháy rát cổ họng, khó thở và ho. Nếu tiếp xúc với da, alkaloid này có thể gây ra dị ứng, ngứa và sưng.
Việc ăn quả hoặc các phần của cây Datura thường gây ra triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng, như chóng mặt, ảo giác, đồng tử mở to, nhịp tim tăng, triệu chứng về đường tiêu hóa và nhiều triệu chứng khác.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong y học và các nghi lễ thờ cúng bí mật, nhưng nếu sử dụng cây Datura sai cách có thể gây ra trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Vì vậy, cần nâng cao hiểu biết và nhận thức về rủi ro của cây Datura, đồng thời hạn chế tiếp xúc với loài cây nguy hiểm nhất thế giới này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người khác.
Minh Hoa (t/h)