Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Viện Max Planck ở Đức đã theo dõi những chú chim két sống tại thành phố Vienna cũng như những chú chim sống ở ngoại ô thành phố hoặc bị nhốt trong lồng.
Chim két trong công viên thành phố
Phân tích tần số và biên độ các nhà nghiên cứu nhận thấy chim két có khả năng hót những bản nhạc với biên độ và tần số lớn hơn bình thường, giúp chúng hót lớn hơn. Bằng việc chủ động lựa chọn âm thanh với tần số cao, những chú chim thành thị tăng khả năng hót thật to, chống lại ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi tiếng ồn xung quanh tới bài hát của chúng, nhà nghiên cứu Henrik Brumm công bố.
Chiến thuật của loài chim này chỉ là một ví dụ về những cách động vật đã áp dụng để thích nghi với cuộc sống ồn ào bên cạnh con người. Một số con chim cổ đỏ chờ đêm xuống, khi các phương tiện thưa thớt dần mới cất tiếng hót, Henrik cho hay.
Nhưng thậm chí dù ở rất xa thành phố, tiếng ồn từ con người có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng với các loài động vật khác. Trong các loài có vú sống dưới biển, cá voi được mệnh danh là loài có độ nhạy cảm về âm thanh lớn nhất với tiếng kêu ở tần số thấp.
Những bài hát của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao phối và kết bạn có thể bị át đi bởi tiếng ồn của giao thông trên biển cũng như khai thác năng lượng. Một nghiên cứu tại Bắc Mỹ năm 2010 cho thấy cá voi đầu bò tại vùng này tăng âm lượng giọng hát của chúng là hệ quả của việc ô nhiễm tiếng ồn gia tăng.
Theo Vietnamnet