Theo các nhà khoa học, loài chim bạc má được tìm thấy tại một số vùng ở châu Á, Bắc Phi, còn được gọi với cái tên là "chim Zoombie" vì có sở thích ăn não của con mồi.
Bản tính man rợ của loài chim bạc má đã khiến nhiều người nghi ngờ về mối quan hệ của chúng với các loài khủng long hung dữ khác trong thời tiền sử.
Loài chim bạc má lớn sống chủ yếu là ăn côn trùng và các loại hạt cỏ nhỏ. Tuy nhiên khi mùa đông đến, thức ăn trở nên vô cùng khan hiếm và chim bạc má lớn không kiếm đủ thức ăn để nuôi sống chính mình, chưa kể một số con cần phải nuôi chim non.
Chính vì vậy, chúng buộc phải chọn giải pháp vô cùng bạo lực và cực đoan: Giết các loài chim khác và cả đồng loại của mình để ăn thịt.
Với chiếc mỏ cứng như thép và một bản năng giết chóc man rợ, loài chim bạc má gây ra nỗi kinh hoàng cho những sinh vật khác.
Một trong những con mồi của chim bạc má lớn là một loài dơi hang động. Bằng khả năng đặc biệt, chúng có thể nghe thấy được những âm thanh siêu âm do dơi phát ra, rồi chờ sẵn ở các cửa hang. Một vài con dơi xấu số sẽ bị tấn công bởi một con chim bạc má đói khát và bỏ mạng.
Điều kinh khủng là chim bạc má lớn không ăn thịt con mồi, mà nó sẽ chọc thủng hộp sọ để ăn não, bộ phận mềm, dễ tiêu hóa và giàu năng lượng.
Với chiếc mỏ cứng như thép và một bản năng giết chóc man rợ, chim bạc má sẽ xâu xé não của con mồi và thưởng thức một cách ngon lành. Những xác dơi bị giết đều bị moi sạch não, phần xác còn lại làm mồi cho các loài côn trùng.
Chim bạc má lớn không chỉ săn dơi, chúng còn săn cả các loài chim khác và cả chính các đồng loại của mình, bất cứ thứ gì chúng tìm thấy để có thể thỏa mãn cơn đói. Thảm cảnh không khác gì loài “Zombie” chuyên ăn não trong các bộ phim giả tưởng của con người.
Một trong những lý do khiến chim bạc má lớn trở thành một loài sát thủ khát máu đó chính là sự biến đổi khí hậu, khiến cho các mùa trở nên khắc nghiệt hơn và kéo dài hơn. Một vài loài động vật cũng đã tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Minh Hoa (t/h)