Loại côn trùng nọc độc hơn rắn hổ mang cắn khiến 2 người sưng vù mắt

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 5, 06/07/2023 14:46

Hai vợ chồng lầm tưởng bị bệnh zona nên đã tự ý bôi thuốc, đắp lá cây ở nhà dẫn đến tình trạng tổn thương vết trợt vùng da quanh mắt, mắt rất đau rát không mở được.

Ngày 6/7, Ths.BS CKII Nguyễn Tiến Thành - Thành viên Hội da liễu Việt Nam thông tin, từ tháng 4 đến hết tháng 6/2023 có khoảng hơn 100 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc đến khám, riêng do viêm da tiếp xúc với kiến khoang chiếm gần một nửa, rất nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh zona.

Điểm hình như bệnh nhân T.T.H (ở Hà Nội) sau khi ngủ dậy, một bên nách xuất hiện nhiều vết đỏ, loét, đau rát. Bệnh nhân tư nghĩ mình bị zona, tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc mỡ để bôi. Do các vết loét không đỡ, còn phồng rộp, bệnh nhân mới đến gặp bác sĩ.

Theo BS. Tiến Thành, bệnh nhân còn chà xát, cào gãi rất nhiều nên ngoài vị trí tổn thương ban đầu xuất hiện thêm các tổn thương dạng nốt ở xung quanh. Hiện tại, bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị.

Hay đặc biệt hơn trường hợp của vợ chồng anh N. (quê ở Bắc Ninh) cũng bị dị ứng do tiếp xúc với kiến ba khoang. 

Theo lời kể của bệnh nhân, vợ chồng anh về quê thăm bố mẹ, xung quanh thì có nhiều cây, đồng ruộng, không khí xung quanh ẩm thấp nên xuất hiện kiến ba khoang rất nhiều. 

Khi ngủ, kiến bò vào trong chăn và hai vợ chồng có dùng tay để bóp một vài con kiến ba khoang, không may quệt lên mắt, sáng ngủ dậy thấy mắt rất đau và rát, sưng vù, không mở mắt được.

Sức khỏe - Loại côn trùng nọc độc hơn rắn hổ mang cắn khiến 2 người sưng vù mắt

Người vợ sưng vù mắt vì dùng tay bóp một vài con kiến ba khoang, không may quệt lên mắt.

Do thiếu hiểu biết, bệnh nhân lầm tưởng bị bệnh zona nên đã tự ý bôi thuốc, đắp lá cây ở nhà dẫn đến tình trạng tổn thương vết trợt vùng da quanh mắt, mắt rất đau rát không mở nhìn được, cả vùng da mặt cũng sưng nề sau khi đắp lá cây. 

Bệnh nhân đến thăm khám đã được bác sĩ chẩn đoán là viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang và có biểu hiện bội nhiễm do chăm sóc không tốt, có tổn thương loét, nhẹ.

Bệnh nhân được chăm sóc điều trị giảm tình trạng kích ứng vùng da quanh mắt, chống nhiễm khuẩn kết hợp với tra thuốc bảo vệ phục hồi giác mạc. Sau 3 ngày điều trị vùng mắt của hai vợ chồng đã đỡ khó chịu, nhìn được bình thường và dần phục hồi hoàn toàn.

Theo BS. Thành, rất nhiều người sai lầm khi coi viêm da tiếp xúc là bệnh zona, điều trị bằng acyclovir là không đúng. Một số người còn dùng các loại lá cây để đắp, bôi khiến tổn thương lan rộng hơn…

"Cách làm này rất nguy hiểm, có thể khiến cho độc tố của kiến ba khoang phát tán, gây sốt, nhiễm trùng ở da... Do đó, điều tối kỵ là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể", BS. Thành nói. 

Nếu nhìn thấy kiến khoang trên người thì không nên dùng tay không để đập mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến khoang bò ra giấy sau đó lấy ra khỏi người. Bởi, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang.

Sức khỏe - Loại côn trùng nọc độc hơn rắn hổ mang cắn khiến 2 người sưng vù mắt (Hình 2).

Nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh zona.

Loài côn trùng này không cắn hoặc chích mà chỉ vô tình người bị tiếp xúc hay cọ vào chúng. Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hay bị giết, chúng giải phóng dịch lỏng coelomic có chứa paederin - một hóa chất gây phồng rộp da rất mạnh.  

Do đó, bác sĩ khuyến cáo vào mùa mưa ban đêm côn trùng theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, buồng tắm. Bệnh nhân làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ mặt, phần hở thân mình vô tình dơ tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, bệnh nhân không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.

Để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…) khi thắp đèn, ngủ trong màn.

Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

BS. Tiến Thành còn nhấn mạnh viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng một tuần nếu xử trí đúng cách, tuyệt đối không nên đắp lá cây hoặc tự ý bôi thuốc theo quan điểm dân gian để tránh bị nhiễm trùng và sẹo.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.