Hạt kỷ tử có giá đắt đỏ tại Đức
Ở nước ta, cây kỷ tử được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái. Ngoài ra, có thể tìm thấy kỷ tử ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Đáng chú ý, kỷ tử là một loại thảo dược quý được cổ nhân ví như "thiên tịnh" (tinh của trời), "địa tiên" (tiên của đất), "khước lão" (đẩy lui tuổi già).
Kỷ tử ở Việt Nam được nhiều người lựa chọn, bởi đây vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc phổ biến trong Đông Y.
Ở Đức, hạt kỷ tử của Việt Nam có giá bán đắt gấp 10 lần. Không những vậy quốc gia này còn xếp loại hạt này vào nhóm “đồ ăn siêu cấp” rất được yêu thích.
Điểm nổi bật của kỷ tử là hạt thuôn nhỏ, màu đỏ tươi, mặt ngoài có nhiều rãnh nhăn. Ở Việt Nam, kỷ tử được trồng nhiều ở miền Bắc, giá bán khoảng 30.000 – 40.000 đồng/lạng.
Đáng chú ý, ở Đức bắt đầu rộ cơn sốt hạt kỷ tử. Tại nơi mà nhu cầu gia tăng sức khỏe của người dân ngày càng cao này, hạt kỷ tử được xưng tụng là “vua của các loài trái cây”. Lượng tiêu thụ hạt kỷ tử ở Đức liên tục tăng cao. Tính đến nay, mỗi năm nước Đức tiêu tốn khoảng 50 triệu EUR (1.400 tỷ đồng) để nhập khẩu hạt kỷ tử. Đây cũng là thực phẩm “hot” trên mạng ở Đức, thu hút sự chú ý của giới trẻ. Các cư dân mạng trẻ tuổi ở quốc gia này còn thường xuyên chia sẻ công thức chế biến kỷ tử sáng tạo và cực kỳ đa dạng.
Cụ thể ở các siêu thị hữu cơ lớn ở Đức như DM, Muller, Reformhaus đều bày bán hạt kỷ tử với tên gọi “Goji-Beeren”. Sản phẩm này được bày bán chung với diêm mạch, quả Acai, hạt dền đỏ và được gọi chung là “đồ ăn siêu cấp”. Theo giải thích của một nhân viên siêu thị Reformhaus, “đồ ăn siêu cấp” thường dùng để chỉ các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thành phần dinh dưỡng cao.
Biết được công dụng tốt của kỷ tử ở Đức ngoài hạt kỷ tử sấy khô thường thấy, tại Đức còn bán cả nước ép kỷ tử nguyên chất, nước kỷ tử cô đặc. Giá của kỷ tử sấy khô khá đắt đỏ, rơi vào khoảng 3 – 10 EUR/lạng (84.000 – 280.000 đồng).
Vào những năm 2018, tại Đức rộ lên cơn sốt hạt kỷ tử, lượng tiêu thụ liên tục tăng cao. Kỷ tử trở thành thực phẩm "hot" trên mạng, được giới trẻ Đức ưa chuộng. Họ thường xuyên chia sẻ công thức chế biến kỷ tử một cách đa dạng và sáng tạo.
Trước kia, 99% hạt kỷ tử ở Đức được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên giờ đây, ngành trồng kỷ tử ở các nước châu Âu bắt đầu nở rộ. Năm 2017, các doanh nghiệp của Pháp và Đức đã cùng hợp tác và đưa ra dự án trồng kỷ tử trong thời gian 20 năm. Mục tiêu là trồng được hơn 7 triệu cây kỷ tử vào năm 2038 để thay thế việc nhập khẩu từ các nước châu Á.
Ở Đức và một số quốc gia châu Âu khác, kỷ tử có khá nhiều cách thưởng thức mới lạ. Chẳng hạn như buttermilk (chế phẩm từ sữa được lên men, có dạng lỏng) trộn thêm kỷ tử, hạt yến mạch và trái cây để tạo nên bữa sáng phong phú dinh dưỡng. Họ còn trộn kỷ tử với sa lát, bánh ga tô để thưởng thức. Thậm chí có người còn nghiền nát hạt kỷ tử để làm thành mặt nạ dưỡng da.
Đặc điểm kỷ tử
Cây kỷ tử có tên gọi khác là câu kỷ, khủ khởi, câu khởi, khởi tử (quả), địa cốt bì (vỏ rễ). Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 - 1m. Cành cây cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn.
Thông tin trên Pháp luật Việt Nam, ở nước ta, cây kỷ tử thường được gọi ngắn gọn là củ khởi thường được đồng bào dân tộc trồng nhiều ở vùng Sa Pa (Lào Cai) và được coi là đặc sản khi thu hoạch cả đọt non và lá để làm rau nấu canh.
Còn vùng trồng câu kỷ tử hàng hóa lớn nhất châu Á để chế biến dược phẩm là ở ngoại vi thành phố Ngô Trung, thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ ở tây bắc Trung Quốc với tổng diện tích 6.000 mu, tương đương 400 ha.
Vì sao hạt kỷ tử được ví như "kim cương đỏ"
Kỷ tử không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà một số nước phát triển trên thế giới cũng chuộng loại thực phẩm "vàng" này. Theo hãng tin BBC (Anh), kỷ tử đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới như một loại siêu thực phẩm. Nó được gọi là "kim cương đỏ" bởi có tác dụng chống lão hóa.
Đặc điểm hạt kỷ tử
Theo VTC News, kỷ tử có tên gọi khác là câu kỷ, khủ khởi, câu khởi, khởi tử (quả), địa cốt bì (vỏ rễ). Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 - 1m. Cành cây cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn.
Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, quả kỷ tử chứa betain, 8-10% acid amin, một số vitamin như vitamin C, caroten, các nguyên tố vi lượng như photpho, canxi, sắt….
Kỷ tử chứa nhiều vitamin và chất khoáng
Kỷ tử giàu vitamin nên khi uống loại này giúp tinh thần minh mẫn. Chất betain trong kỷ tử khi vào trong cơ thể chuyển đổi thành cholin giúp tăng cường và phục hồi trí nhớ. Do vậy, nếu dùng trà kỷ tử thường xuyên sẽ rất tốt cho trí nhớ của người già.
Làm đẹp da
Theo cuốn "Sổ tay lâm sàng trung dược", kỷ tử có chứa hoạt chất betaine rất tốt cho da và tóc, cải thiện tình trạng nếp nhăn. Đây cũng là lý do nó được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
Tốt cho mắt
Theo nghiên cứu của Đại học Trung Hoa (Hồng Kông, Trung Quốc) và Đại học John Johns Hopkins (Baltimore), kỷ tử cung cấp một loại hoạt chất có tên là zeaxanthin, với công dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp tăng cường thị lực.
Hoạt chất lysozyme trong kỷ tử có khả năng phòng ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số nghiên cứu khác cho thấy kỷ tử có tác dụng tăng cường sinh lý cho phái mạnh và hỗ trợ cải thiện bệnh Alzheimer.
"Bạn nên ăn kỷ tử vì nó tốt cho mắt" - Bà Zhang Ruifen, một thầy thuốc làm việc ở hệ thống Phòng Mạch Cổ truyền Trung Hoa Eu Yan Sang cho biết - "Tôi còn kê loại hạt này để giúp tăng cường khả năng hệ thống thận và gan, đây là những hệ thống mà các thầy thuốc Trung Hoa tin rằng mắt là một phần trong đó".
Nâng cao sức khoẻ cho nam giới
Trong Đông y, kỷ tử còn là một trong những vị thuốc quan trọng giúp nâng cao sức khoẻ cho nam giới. Còn y học hiện đã nghiên cứu và thấy quả kỷ tử chứa chất giúp cải thiện nồng độ testosterone trong máu giúp cải thiện khả năng tình dục.
Giúp phòng nhiều bệnh
Trong kỷ tử có nhiều vitamin C, chất xơ, ít chất béo nên rất tốt cho chống xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao. Chất Polysaccharides trong kỷ tử được chứng minh làm tăng những hoạt động của các tế bào miễn dịch. Zeaxanthin trong kỷ tử chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào chống lại sự phá vỡ của tác nhân bên ngoài môi trường như khói và phóng xạ.
Ai không nên dùng kỷ tử?
Người đang dùng thuốc
Cụ thể những người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường không nên dùng kỷ tử. Nguyên nhân, kỷ tử có thể tương tác với các loại thuốc trên làm giảm đi tác dụng điều trị của thuốc đang dùng. Người đang sử dụng các loại thuốc trên nếu muốn dùng kỷ tử nên tư vấn ý kiến của người có chuyên môn.
Người đang bị cảm sốt
Đối với các trường hợp đang cảm sốt, cơ thể có các triệu chứng viêm cũng không sử dụng hạt kỷ tử sẽ làm cho bệnh lý đang mắc trở lên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Những người thuộc nhón này nếu sử dụng kỷ tử cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Món ngon từ hạt kỷ tử
Món kỷ tử hấp trứng
Nguyên liệu: Kỷ tử 15g, trứng gà tươi 2 quả.
Cách chế biến: Đập trứng gà vào bát thêm chút dầu ăn, đánh tan. Kỷ tử ngâm nước sôi cho nở. Đổ trứng vào khay hấp trong nước sôi to lửa khoảng 10 phút. Cho kỷ tử lên trên hấp thêm 5 phút. Khi ăn cho xíu magi đổ lên mặt trứng là được.
Công dụng: Dùng cho người huyết hư, nhức đầu, chóng mặt, tim đập hoảng hốt, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, đau lưng mỏi gối...
Món kỷ tử hầm óc heo
Nguyên liệu: Kỷ tử 50g, óc dê 1-2 bộ.
Cách chế biến: Kỷ tử, óc dê rửa sạch, bỏ vào liễn sứ, cho nước vừa đủ, gừng, rượu, gia vị. Hầm cách thủy cho chín.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị gan thận bị hư tổn, tinh huyết thiếu dẫn tới các chứng lưng đau, gối mỏi, nhức đầu, ù tai, di tinh...
Món kỷ tử, mộc nhĩ trắng
Nguyên liệu: Kỷ tử 25g, mộc nhĩ trắng 20g đường phèn 100 g, trứng gà 2 quả.
Cách chế biến: Mộc nhĩ trắng ngâm nước cho nở, ngắt bỏ cuống, đập trứng gà ra lấy lòng trắng; đổ nước vào nồi đất, đun sôi lên, cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đánh tan, lại đun sôi lên, cho kỷ tử và mộc nhĩ trắng vào, đun thêm lát nữa là được.
Công dụng: Ăn thường xuyên, có tác dụng cường hóa các mao mạch, thúc đẩy việc tuần hoàn máu, giúp gan và nội tạng giải độc, tăng trưởng các dịch vị tiêu hóa. Có thể dùng làm thuốc bổ cường thân.
Trúc Chi (t/h)