Loại quả "kỳ lạ" mọc dại ở Việt Nam, là vị "thuốc quý" trên thế giới

Loại quả "kỳ lạ" mọc dại ở Việt Nam, là vị "thuốc quý" trên thế giới

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 07/11/2023 15:26

Một loại quả mọc dại nhưng có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều nước trên thế giới tin dùng.

Cây dứa dại có đắt đỏ?

Dứa dại (dứa rừng) thường được sử dụng để chữa bệnh sỏi thận và viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, dứa dại cũng có thể được sử dụng ở dạng dùng ngoài để điều trị bệnh trĩ, thấp khớp và mụn nhọt ngoài da.

Tên gọi khác: Dứa rừng, Dứa gai, Dứa núi.

Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol.

Họ: Dứa dại (danh pháp khoa học: Pandanaceae)

Nhìn bề ngoài dứa dại cao 3 - 4m, lá mọc ở đầu nhánh. Mép lá gai sắc nhọn, hình bản, chiều dài khoảng 1 - 2m. Bông mo màu trắng, mọc đơn độc và có mùi thơm đặc trưng. Quả hình trứng, màu vàng cam, có cuống, bề mặt quả sần sùi.

Đời sống - Loại quả 'kỳ lạ' mọc dại ở Việt Nam, là vị 'thuốc quý' trên thế giới

Dứa dại còn gọi là dứa gai, dứa gỗ. Cây mọc hoang ở vùng ven biển, bìa rừng, một số nơi trồng làm hàng rào.

Dứa dại là một vị thuốc quý, phân bố nhiều ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc... Tại Việt Nam, loại cây này thường mọc dại ở các khu vực ven biển, vùng đất mặn hoặc trung du. Tất cả các bộ phận của cây dứa dại đều được dùng làm thuốc.

Cây dứa dại ra quả vào mùa đông và được thu hái vào giữa mùa hè. Đặc biệt khi quả khi chín có màu vàng tách thành từng múi nhỏ.  Khi quả dứa bắt đầu già, mắt nứt, vỏ sậm màu, đanh cứng, là lúc tốt nhất để thu hoạch, phơi khô, dùng dần, theo ANTĐ.

Thông tin trên Vnexpress, trung bình một mùa kéo dài 3 tháng, một người thu hoạch được vài tạ đến một tấn dứa (đã phơi khô), kiếm 20-25 triệu đồng. Sau mùa hái dứa, dân ở đảo xoay qua nghề khác, ví dụ như nghề hái rau câu vào đầu mùa mưa - tháng 5.

Trái dứa dại có nhiều hạt dạng múi cứng bám quanh một cái cùi. Sau khi hái về, người ta sẽ được đục cùi, tách ra từng múi chẻ đôi rồi mang phơi trên nền xi măng trước sân nhà. Một trái dứa tươi nặng khoảng 1,5-2 kg, khi phơi khô sẽ còn 5-7 lạng.

Đáng chú ý, dứa dại khô được tiểu thương thu mua với giá 25.000-30.000 đồng một kg, tùy chất lượng. Phần lớn được đưa vào đất liền cung cấp cho các cơ sở làm trà dứa dại và các nhà thuốc bắc.

Đời sống - Loại quả 'kỳ lạ' mọc dại ở Việt Nam, là vị 'thuốc quý' trên thế giới (Hình 2).

Hình ảnh cây dứa dại.

Một số cách dùng khác của cây dứa dại trên thế giới

Philippines: Lá dứa dại dùng để chữa bệnh phong, thủy đậu, bệnh tim và não. Nước sắc của rễ dứa dại tươi hoặc khô được dùng như một loại trà lợi tiểu. Loại nước này cũng có lợi cho đời sống tình dục cũng như sức khỏe tim mạch. Nước sắc rễ dứa dại còn được dùng để trị nướu răng.

Ấn Độ: Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá dứa dại được dùng để điều trị bệnh phong, đậu mùa, ghẻ, giang mai, bệnh bạch cầu, giun chỉ, nấm da đầu. Hoa đực thì được chưng cất và dùng như một vị thuốc.

Hawaii: Người dân thường dùng quả, hoa và phần rễ của cây dứa dại để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm rối loạn tiêu hóa và hô hấp.

Kiribati: Lá dứa dại được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm, viêm gan, khó tiểu, hen suyễn, ung thư. Trong khi đó, rễ dứa dại được dùng dưới dạng thuốc sắc để điều trị bệnh trĩ.

Palau: Lá dứa dại được dùng để giảm triệu chứng nôn mửa; rễ được dùng để nấu nước uống giúp dịu cơn co thắt dạ dày.

Lợi ích cây dứa dại đối với sức khỏe, không phải ai cũng biết

Đời sống - Loại quả 'kỳ lạ' mọc dại ở Việt Nam, là vị 'thuốc quý' trên thế giới (Hình 3).

Quả dứa dại sau khi bóc tách.

Theo các chuyên gia cho biết, dứa dại là cây thuốc rất quý, hầu như có thể sử dụng tất cả bộ phận từ rễ, lá đến hoa, quả. Người ta thu hoạch rễ cây dứa dại khi nó còn non, rủ xuống nhưng chưa bám vào đất, sau đó rửa sạch, thái lát sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần màu trắng của cuống lá khi còn non có thể ăn. Quả của cây dứa dại thái mỏng phơi khô.

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được những thành phần hóa học có trong cây dứa dại. Tuy nhiên, hoa dứa dại chứa rất nhiều tinh dầu benzyl, có thể chưng cất hạt phấn hoa và lá để lấy hương liệu hay làm dầu thơm

Cây dứa dại còn có tên gọi là dứa gỗ, dứa gai. Đông y gọi tên là lỗ cổ tử, sơn ba la (dứa núi), dã ba la (dứa dại). Tên khoa học là padanus tectorius soland. Dứa dại mọc hoang ở nhiều nơi, được trồng làm cây cảnh, một số nơi còn dùng để ăn. Ngoài quả thì các bộ phận khác như nõn hoa đều có thể làm thuốc.

BS. Trần Văn Khương chia sẺ với báo Sức khỏe & Đời sống một số bài thuốc từ dứa dại:

1. Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi

Chúng ta cần 1 quả dứa dại khô 12g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8g, nhân trần 12g, trần bì 8g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Tất cả cho vào sắc với 1 lít nước, đun cạn còn 450ml, chia uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói. Quả dứa dại vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm phá trệ, giải độc; Cốt khí có tác dụng lợi tiểu thông kinh, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bụng trướng, tiểu tiện khó khăn; Nhân trần vị thuốc thường dùng trong nhân dân chữa bệnh vàng da. Nhân trần có tác dụng tăng tiết mật và tăng thải độc của gan và có tác dụng chống viêm, thông tiểu tiện nên được dùng trong chữa bệnh vàng da, bệnh gan.

2. Bài thuốc chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng

Bạn nên lây rễ dứa dại khô 30-40g, rễ cỏ xước 20-30g, cỏ lưỡi mèo (chỉ thiên) 20-30g. Tất cả cho vào sắc nước uống trong ngày. Rễ dứa dại vị ngọt, tính mát có tác dụng ra mồ hôi, hạ sốt, lợi thủy, hóa thấp, dùng cho người bệnh viêm gan viêm thận. Chỉ thiên có vị đắng, tác dụng giảm sốt, thải độc; Cỏ xước vị chua, đắng, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ can thận (chế biến chín).

Ngoài ra, đọt non cũng được dùng làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn... dùng đắp chữa lòi dom. Ngày dùng với liều 20-40g, dùng ngoài không kể liều lượng.

3. Thanh nhiệt, giải độc

Lá dứa dại non có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ, được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng... Phần đọt non của lá cây dứa dại có vị ngọt và tính lạnh, có thể giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Sắc phần đọt non dứa cùng búp tre để uống giúp thanh tâm giải nhiệt.

Lưu ý: Theo các bác sĩ, không chỉ quả dứa dại, các bộ phận khác của cây như: đọt, rễ cũng có tác dụng trị bệnh. Là cây mọc dại nhưng vì có dược tính nên người dân khi muốn sử dụng các sản phẩm từ cây dứa dại cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.