Liều lượng và cách sử dụng: Lá tươi: 30-50g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với trứng gà, bọc lá chuối đem nướng hoặc áp chảo, Sử dụng 2-3 lần/ngày trong vòng 5-8 ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
Công dụng đối với sức khỏe tiêu hóa
Lá mơ có vị chua, tính bình, giúp giải độc.
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, lá mơ tam thể là loại rau thơm thanh mát, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Ở các nước châu Á, lá mơ được dùng làm thuốc nhuận tràng, trị tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi và chướng bụng.
Ngoài ra, lá mơ còn giúp: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, co thắt đường mật và giảm đau sau phẫu thuật, chống viêm và giảm đau khớp nhờ các thành phần như flavonoid, polyphenol.
Lá mơ có vị chua, tính bình, giúp giải độc, tiêu thực, trừ thấp tiêu thũng dùng để trị đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đau khớp, chậm tiêu, và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng.
Một số cách sử dụng phổ biến
Ăn sống: Lá mơ có thể ăn kèm thịt cá trong bữa ăn hoặc giã lấy nước cốt uống.
Làm chả lá mơ: Trộn lá với trứng gà rồi áp chảo hoặc nướng.
Nước uống: Kết hợp với mật ong hoặc nước ép trái cây, tùy mục đích sử dụng.
Bài thuốc từ lá mơ tam thể
Trị ăn uống lâu tiêu, sôi bụng: Ăn sống lá mơ hoặc giã lấy nước uống.
- Đau tức vùng thượng vị: Sắc 30-60g thân, rễ mơ uống mỗi ngày.
- Tiêu chảy: Sắc 30g dây mơ, uống 2 lần/ngày.
- Đau dạ dày: Giã 20-30g lá mơ lấy nước uống mỗi ngày.
- Đau nhức xương khớp, phong thấp:
- Sắc rễ, thân, lá mơ với nước hoặc ngâm với rượu để uống và xoa bóp.
Lưu ý quan trọng
Dù có nhiều công dụng, việc sử dụng lá mơ tam thể để trị bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Với đặc tính tự nhiên và công dụng đa dạng, lá mơ không chỉ là một loại rau thơm mà còn là bài thuốc dân gian độc đáo, dễ sử dụng và hiệu quả.
Diệu Thu