Trên thế giới có nhiều loài vật quý hiếm hồi sinh sau nhiều năm biến mất. Điển hình, các nhà khoa học của Sở thú San Diego đã phát hiện ra con báo đen quý hiếm này ở Laikipia, Kenya. Cụ thể, vào năm 2019, Nick Pilprint, nhà khoa học thuộc Sở thú San Diego (Mỹ) đã quay được những phân cảnh hiếm hoi về con báo có bộ lông đen bóng mượt đang thong dong dạo bước trong một khu bảo tồn ở Kenya sau nhiều tháng quan sát.
Loài vật quý hiếm này lọt vào ống kính máy ảnh, lần đầu tiên được chụp ở châu Phi vào năm 1909, cách đây tới 100 năm, theo Tuổi Trẻ.
Ngay sau khi bức ảnh mới được công bố gần đây về chú báo đen châu Phi đang gây sửng sốt và thích thú trong giới khoa học. Hóa ra, con thú huyền thoại này thực sự có thật trên đời.
Để phát hiện loài vật quý hiếm này sau nhiều năm "tuyệt tích" nhóm nghiên cứu của Pilprint đặt các camera quan sát động vật hoang dã từ xa để theo dõi quần thể báo đốm gần khu bảo tồn ở quận Laikipia từ năm 2018 sau khi nghe được thông tin về sự xuất hiện của một con báo đen. "Chúng tôi sử dụng rất nhiều máy quay, đặt ở nhiều vị trí khác nhau và ngồi chờ đợi. Sau vài tháng, điều tuyệt vời ấy đã đến!", Pilprint cho biết.
Đáng chú ý theo Pilprint, lông của con báo có màu đen là kết quả của melanism, một dạng đột biến gen dẫn đến việc sản xuất quá nhiều sắc tố trong cơ thể. Trái ngược với bệnh bạch tạng, melanism lại sản sinh sắc tố màu đen. Mặc dù bộ lông của con báo có màu đen vào ban ngày, nhưng các đốm màu hoa của nó có thể nhìn thấy vào ban đêm dưới ánh sáng hồng ngoại.
Được biết, bức ảnh đầu tiên được ghi lại tại Ethiopia cách đó 100 năm. Từ đó đến nay, dù các nhà khoa học đã dày công tìm kiếm nhưng không thành công. Những năm trước đó thậm chí có người còn cho rằng chúng đã biến mất trên Trái đất hoặc không thực sự tồn tại.
Thời gian qua, dù có một số hình ảnh trong thời gian gần đây được cho là có sự xuất hiện của một số cá thể báo đen tại châu lục này, nhưng những hình ảnh gần của đội nghiên cứu từ Vườn thú San Diego mới là bằng chứng khoa học xác đáng nhất.
Đặc biệt, Giáo sư Pilford cho biết sau khi nhận được nhiều ghi nhận về việc có bắt gặp một cá thể báo đen tại Kenya, đội ngũ của ông đã nhanh chóng lặp đặt các camera ngụy trang tại đây từ tháng 2 năm 2018, và chỉ 3 tháng sau đó đã chụp được một cá thể báo đen nhỡ. Ông cho rằng chắc chắn sẽ còn có "2 hoặc thậm chí 3" cá thể nữa trong vùng này.
"Hiện tại, đây là những bức hình tốt nhất, chân thực nhất mà chúng tôi có được về loài báo đen tại châu Phi, điều chưa từng có từ trước đến nay." Ông khẳng định.
Có thể nhiều người chưa biết, Melanism là một hội chứng đột biến di truyền thường xảy ra ở các loài động vật có vú, giống như hội chứng bạch tạng, chỉ khác ở chỗ những sắc tố dư thừa sẽ biến màu lông hoặc da của động vật thành màu đen.
Hầu hết các loài mèo lớn bị nhiễm hội chứng melanism đều liên quan đến loài báo, như các loài báo đen vốn xuất hiện nhiều tại châu Á hay châu Mỹ. Nhưng có rất ít trường hợp loài báo này xuất hiện tại châu Phi. Theo giáo sư Pilford, hiện tại chỉ còn 11% số lượng báo đen tồn tại trên toàn cầu.
Ngoài ra, còn một sự trùng hợp vô cùng thú vị khác cũng mới được phát hiện, đó là việc công bố đầy chấn động trên từ Vườn thú San Diego gần sát với thời điểm ra mắt phim Black Panther cách đây một năm.
Bộ phim bom tấn của Marvel cũng lấy bối cảnh tại châu Phi, chỉ khác ở chỗ địa điểm là vương quốc giả tưởng Wakanda, chứ không phải Kenya như ở thời điểm hiện tại.
"Tôi nhận thấy sự trùng hợp này khá là đặc biệt. Tôi cũng đã tìm trên bản đồ về vị trí giả định của Wakanda theo như lời kể trong chuyện tranh của Marvel, và thấy nó cũng không xa lắm so với vị trí nghiên cứu của nhóm chúng tôi", giáo sư Pilford tiết lộ.
Cũng theo Pilprint cũng cho biết có tới 11% số báo trên thế giới bị đột biến Melanism nhưng hầu hết những con báo này sống ở Đông Nam Á. Báo đen ở châu Phi là cực kỳ hiếm gặp.
Cho đến nay có nhiều báo cáo về loài báo đen châu Phi nhưng không có nhiều hình ảnh xác thực.
Trúc Chi (t/h)