Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng 30 năm bất ngờ "tái xuất" ở Việt Nam

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng 30 năm bất ngờ "tái xuất" ở Việt Nam

Thứ 5, 07/11/2024 09:00

Loài động vật quý có bề ngoài giống hươu được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam sau 3 thập kỷ được cho là tuyệt chủng.

Loài cheo cheo lưng bạc vừa được phát hiện còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm "mất tích" tại Việt Nam. Cụ thể, phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution vào năm 2019.

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng 30 năm bất ngờ "tái xuất" ở Việt Nam- Ảnh 1.

Ngay sau khi tìm được loài cheo cheo lưng bạc các nhà bảo tồn vô cùng vui mừng, đồng thời lo sợ nó sẽ thực sự bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tốt.

Cheo cheo lưng bạc, tên khoa học là Tragulus versicolor, được ghi nhận lần cuối cách đây hơn 25 năm sau khi các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nga có được một con cheo cheo từ thợ săn.

Trao đổi với Lao Động, An Nguyễn - nhà bảo tồn học Việt Nam làm việc với tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu (GWC) cho  hay: "Từ lâu, loài vật dường như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng tôi. Việc phát hiện ra rằng nó vẫn thực sự tồn tại là bước đầu tiên để chúng ta không để chúng biến mất lần nữa, và bây giờ chúng tôi sẽ nhanh chóng tìm ra cách bảo vệ nó tốt nhất".

Các nhà khoa học đã nghĩ rằng sinh vật nhỏ bé, nằm trong danh sách 25 loài bị biến mất do GWC biên soạn, đã biến mất sau nạn mất môi trường sống và săn bắn động vật hoang dã bất hợp pháp.

Để tìm thấy loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh này các nhà khoa học đặt camera trong 5 tháng tại các khu vực nơi người dân địa phương cho biết họ đã nhìn thấy loài vật này. Kết quả thu được 275 bức ảnh của các loài động vật có vú. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thiết lập 29 máy ảnh khác trong cùng khu vực, lần này ghi lại 1.881 bức ảnh về cheo cheo lưng bạc.

Cheo cheo lưng bạc là động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới, kích thước của nó chỉ tương đương một con thỏ. Loài vật này rất nhút nhát và cô độc, nó có hai chiếc răng nanh nhỏ, và chỉ nặng dưới 4,5 kg.

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng 30 năm bất ngờ "tái xuất" ở Việt Nam- Ảnh 2.

Bẫy ảnh chụp được cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên. Ảnh Viện Sinh thái học Miền Nam.

Loài vật độc đáo này được các nhà khoa học ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1910, khi họ thu được 4 mẫu vật xung quanh Nha Trang, Việt Nam. Kể từ đó không có thêm hồ sơ xác minh khoa học nào về nó cho đến năm 1990, khi xác một con cheo cheo bị tịch thu từ tay một thợ săn địa phương ở miền trung Việt Nam.

Các nhà bảo tồn học đang làm hết sức mình để giúp cheo cheo thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, mặc dù hiện tại họ đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Thông tin trên Tuổi Trẻ cheo cheo lưng bạc được phát hiện ngoài tự nhiên năm 2018. Đây là phát hiện đa dạng sinh học quan trọng bởi loài thú này đã được một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng tồn tại ngoài tự nhiên sau khi "mất tích" ở Việt Nam gần 30 năm.

Phát hiện không những chứng thực tầm quan trọng của sinh cảnh rừng khô hạn ven biển ở Vườn quốc gia Núi Chúa, mà còn thể hiện giá trị của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này.

Bên cạnh đó, các khảo sát bẫy ảnh trong hệ sinh thái rừng khô ven biển Nam Trung Bộ đã phát hiện được 4 quần thể cheo cheo độc lập khác.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.