Tại sao con người khóc? Đây là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Lý giải về điều này Giáo sư Sophie Scott đang giảng dạy bộ môn Khoa học Thần kinh tại trường Đại học London cho biết, nhận định khóc là phản xạ do sự thay đổi nhanh chóng trong hệ thần kinh giao cảm, con người khóc vì nỗi buồn, khóc vì niềm vui… hay vì rất nhiều các lý do khác nhau liên quan tới cảm xúc.
Tuy nhiên trong thực tế mỗi chúng ta đều ghét khóc và cảm thấy thật tồi tệ khi khóc. Thông thường chúng ta sẽ khóc khi có chuyện gì đó xảy ra, khi sự lo lắng và cơn đau được đẩy lên cao trào, và sau đó là những khoảnh khắc bình tâm.
Theo thông tin trên Nông Nghiệp, ngay từ khi chào đời, bản năng của trẻ đã biết khóc. Số nước mắt chảy ra trong cả cuộc đời con người có thể lên đến 100 lít. Trước mắt chúng ta luôn có một tấm màn hơi nước mỏng để bảo vệ mắt khỏi bị khô. Nếu giác mạc mắt bị khô, nó sẽ gửi lên não một tín hiệu cảnh báo và tuyến lệ sẽ tiết ra một ít nước. Trong mỗi lần nháy mắt, các tuyến lệ đã tưới ướt cho giác mạc.
Stephen Sideroff chuyên gia tâm lý của Đại học California trước đó đã chia sẻ: “Khóc là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, thường là do buồn hay đau. Nhưng người ta cũng khóc trước một số hoàn cảnh đặc biệt nào đó”. Ví dụ, có người khóc vì quá mừng rỡ, quá xúc động. Vì thế, khóc là mang mục đích tự giải phóng cùng với năng lượng cảm xúc. Khóc còn mang ý nghĩa sinh hóa, giải phóng hormone gây căng thẳng hay chất độc trong cơ thể. Khóc cũng mang chức năng xã hội bởi nó sẽ tạo ra sự ủng hộ của người khác.
Khóc là hành vi bình thường của con người để phản ứng những cảm xúc tiêu cực hay khi bị tổn thương. Bởi vậy hãy để nước mắt chảy, vì chúng sẽ tốt cho bạn.
Theo một nghiên cứu mới từ nhóm của Gračanin cho thấy những người đã khóc khi xem một bộ phim buồn ban đầu cảm thấy tồi tệ hơn, nhưng 90 phút sau khi khóc, tâm trạng của họ đã không chỉ khá trở lại mà còn cảm thấy tốt hơn so với trước khi xem phim.
Trúc Chi (t/h)