Lợi ích khó ngờ của tái sử dụng chất thải

Lợi ích khó ngờ của tái sử dụng chất thải

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 2, 25/06/2018 17:41

Các chất thải được quay trở lại tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, giúp giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Ông Stephan Sicars, Giám đốc bộ phận Môi trường của tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chia sẻ, tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng. Trước thách thức này, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến nền kinh tế sạch hay còn gọi là nền kinh tế tuần hoàn nhằm phát triển bền vững.

Lợi ích khó ngờ của tái sử dụng chất thải

Nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến nền kinh tế sạch hay còn gọi là nền kinh tế tuần hoàn nhằm phát triển bền vững.

Nền kinh tế tuần hoàn có chu trình sản xuất khép kín. Các chất thải được quay trở lại tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Quy trình này giúp giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Trong khi đó, giáo sư Ricardo Barra, thành viên Hội đồng cố vấn kỹ thuật và khoa học của quỹ môi trường toàn cầu (GEF) nhận định, từ trước đến nay, nhiều quốc gia sử dụng mô hình khai thác, sản xuất, sử dụng rồi thải bỏ. Chính việc thải bỏ, không tái sử dụng các sản phẩm chính là nguyên nhân của sự cạn kiệt thiên nhiên. Đồng thời, việc thải bỏ này tạo ra chất thải, gây suy giảm môi trường, biến đổi khí hậu và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Nhiều chuyên gia người Việt Nam nhận định, quy trình sản xuất tuần hoàn đang được các cấp, các ngành ở nước ta coi trọng, theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dài hạn.

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ, Trưởng bộ phận Bền vững của công ty Heineken Việt Nam cho biết, 99% nguyên liệu đầu vào của công ty này được tái sử dụng hoặc tái chế và chỉ khoảng 1% mất mát hoặc được chuyển đến bãi chôn lấp. Công ty này sử dụng trấu tạo ra nhiệt năng trong quá trình vận hành.

Lợi ích khó ngờ của tái sử dụng chất thải (Hình 2).

Nhiều đại biểu tại nhiều quốc gia quan tâm lớn về vấn đề kinh tế tuần hoàn.

Ông Alejandro Nario Carvalho, Giám đốc quốc gia về môi trường, bộ Kế hoạch Nhà ở, Đất đai và Môi trường Uruguay, cán bộ đầu mối hoạt động của GEF chia sẻ, các tiếp cận kinh tế tuần hoàn là một động lực thúc đẩy, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn là ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu thu hút sự chú ý đặc biệt từ các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU) với Kế hoạch hành động cho Kinh tế tuần hoàn hay Nhóm Hành động đặc biệt của G20 về Kinh tế tuần hoàn.

Những thông tin này là phát biểu của các đại biểu tại Hội nghị Lợi ích môi trường toàn cầu: Kinh tế tuần hoàn có thể làm được gì? Đây là 1 trong các sự kiện bên lề kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đang diễn ra tại Cung hội nghị Quốc tế Ariyana, TP.Đà Nẵng. Cuộc họp này được xem là một trong những kỳ họp về môi trường quan trọng nhất toàn cầu 2018. Kỳ họp sẽ thu hút sự tham gia của lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ, Bộ trưởng các nước, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.