Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 4, 17/10/2018 17:16

Thời điểm giao mùa, trời lúc nắng lúc mưa, lúc nóng lúc lạnh cộng với sức đề kháng còn non yếu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như ho… Để giúp trẻ phục hồi nhanh khi bị ho bố mẹ hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhé!

Thương hiệu - Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa

Trẻ bị ho là triệu chứng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính khi thời tiết thay đổi

Ho là cơ chế bảo vệ đường hô hấp

Khi thấy con húng hắng ho, nhiều cha mẹ lại hốt hoảng tìm kiếm thông tin như con tôi bị ho thì nên uống thuốc gì? Con bị ho uống thuốc này, thuốc kia có được không?... Cũng có rất nhiều cha mẹ tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà, đến khi bệnh của con không đỡ hoặc có dấu hiệu nặng hơn mới tá hỏa đưa con đi thăm khám bác sĩ.

Trước thực trạng đó, các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, cha mẹ đừng sốt ruột khi con bị ho. Bởi, ho là một phản xạ tốt của cơ thể, nhằm bảo vệ đường hô hấp. Khi một tác nhân lạ nào đi vào đường hô hấp, cơ thể sẽ có phản xạ ho bắn ngược nó ra.

Bác sỹ chuyên khoa cho biết: Ho được coi là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho đường hô hấp dựa trên quan điểm sinh lý bệnh học.

Khi trẻ ho giúp cơ thể trẻ thực hiện 2 chức năng quan trọng là đẩy dị vật hoặc thức ăn ra ngoài nếu không may rơi vào đường hô hấp; loại bỏ các chất xuất tiết từ đường hô hấp.

Lý giải ho có thể làm bật dị vật hoặc chất xuất tiết ở đường hô hấp ra ngoài là do: Tốc độ luồng khí cao đi ra từ đường hô hấp lớn và một phần lực này truyền cho dị vật hoặc chất xuất tiết; Phổi và đường hô hấp bị đè nén do áp lực dương trong màng phổi cao và các chất xuất tiết dính vào phế quản lớn bị bong ra bởi tốc độ luồng khí cao này.

Nguyên nhân gây ho cho trẻ

Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng: Ho thường gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới, ngoài ra ho cũng gặp trong các bệnh không phải nhiễm trùng như hen phế quản hoặc do tiếp xúc với các loại khói, bụi như khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than, bếp củi…

  • Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi do đó trong trường hợp trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới, ho làm cho bệnh mau khỏi hơn vì vậy không nên dùng thuốc giảm ho cho các trẻ này.
  • Theo dõi về lâm sàng cho thấy rằng ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em thì chỉ làm phiền bà mẹ và những người xung quanh nhiều hơn là đối với chính bản thân đứa trẻ.
  • Đôi khi ho cũng có thể gây nôn thứ phát, tuy vậy, rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho.
  • Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trẻ bị ho và gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Chăm sóc trẻ bị ho, cảm lạnh

Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh không cần dùng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.

Điều trị hỗ trợ là cần thiết giúp trẻ mau khỏi bệnh. Các biện pháp đó là:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đủ dinh dưỡng.
  • Cho uống đủ nước.
  • Giữ ấm cho trẻ nhưng không được để trẻ qua nóng.
  • Cho trẻ uống paracetamol để điều trị sốt hoặc làm giảm đau họng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch natricloride 0,9% sau đó làm sạch mũi bằng tăm bông hoặc giấy thấm quấn sâu kèn.
Thương hiệu - Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa (Hình 2).

Khi trẻ bị ho cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ

  • Đưa trẻ đến khám lại nếu thấy có 1 trong các dấu hiệu của viêm phổi như: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém hơn, không uống được, thấy trẻ ốm nặng hơn…
  • Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ…

Bên cạnh đó để giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng ho, và ngăn ngừa tái phát mẹ chớ bỏ qua việc bổ sung kháng thể tự nhiên, dưỡng chất thiết yếu để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

Với “điểm cộng” dùng được cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi và những hiệu quả ưu việt trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, NutriBaby Plus hiện đang dành được sự yêu mến của hàng trăm nghìn mẹ Việt.

Thương hiệu - Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ bị ho khi giao mùa (Hình 3).

Cốm NutriBaby plus giúp trẻ chủ động phòng chống và ngăn ngừa tái phát các bệnh về hô hấp

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp nâng cao thể trạng cho trẻ, đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng đồng thời nâng cao miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp. NutriBaby Plus được xem là “trợ thủ” đắc lực giúp bố mẹ nuôi con nhàn tênh, “xây dựng” cho trẻ nền tảng sức khỏe tốt nhất để trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh bất chấp thời tiết giao mùa.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con khoa học, tự tin “chăm con mát tay”, tạo nền tảng vững chắc cho mỗi đứa trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.

Nếu mẹ đang gặp khó khăn trên hành trình chăm con hay bé yêu nhà mình đang gặp vấn đề về sức khỏe đừng ngần ngại gọi lên tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được tư vấn bởi chuyên gia.

Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

Thu Loan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.