Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là sự thay đổi hoặc xuất hiện triệu chứng ở đường tiêu hóa. Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn, là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa. Chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp trong 1 số bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý ngoài đường tiêu hóa. Mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra rối loạn tiêu hóa, nhưng tình trạng ở mỗi người không giống nhau. Đặc biệt chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện của bé.
Nguyên nhân trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do nguyên nhân nội tại hoặc nguyên nhân bên ngoài gây nên. Thông thường, nếu gặp bất thường về cấu trúc đường ruột trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ví dụ, trẻ bị phình giãn đại tràng, dài đoạn đại tràng bẩm sinh thường bị táo bón mạn rất nặng, khiến trẻ đầy chướng bụng, kém tiêu hóa, còi cọc, chậm lớn. Các nguyên nhân bên ngoài có thể do vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào hệ tiêu hóa hoặc nuôi dưỡng trẻ không đúng cách.
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thái Hưng – trưởng khoa nhi tổng hợp 1, trung tâm nhi khoa, bệnh viện trung ương Huế: Trẻ em rất dễ bị rối loạn tiêu hóa bởi những năm đầu đời của cuộc sống, trẻ chưa thích nghi với môi trường. Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh và cấu trúc của đường ruột chưa thực sự bền vững. Đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ chưa kịp đề kháng tốt với những yếu tố gây bệnh bên ngoài. Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh tiêu hóa nếu không được chăm sóc kỹ.
Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Tùy theo lứa tuổi mà biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ khác nhau. Nhưng dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết trẻ có bị rối loạn tiêu hóa không là:
- Trẻ hay bị nôn trớ.
- Tiêu chảy
- Đầy bụng chướng hơi
- Đau bụng, quặn bụng ở trẻ
- Táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ.
Cách thức điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể là bệnh hoặc không phải bệnh. Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa chức năng, tức không do bệnh lý gây ra, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh môi trường sống, chế độ ăn, môi trường sinh hoạt cho tốt.
Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa thể thấp còi rất cần bổ sung vitamin, khoáng chất, acid amin cần thiết. Các loại vitamin thường có nhiều trong các loại rau, củ, quả và ngũ cốc. Còn acid amin rất dồi dào từ nguồn thực phẩm hàng ngày như: thịt gà, thịt heo, hải sản tươi sống, trứng… Đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng, 3 khoáng chất cần bổ sung nhất là canxi – cần cho sự phát triển của xương, răng, tóc; sắt – bổ sung cho sự phát triển của cơ quan tạo máu, kẽm – phát triển hệ miễn dịch đường ruột, tăng đề kháng cho trẻ nhỏ.
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón lâu ngày, điều kiện tiên quyết là cha mẹ cần trị dứt điểm chứng táo bón cho con, tránh để lâu khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt, chậm lớn, thậm chí bị trĩ, sa trực tràng. Ngoài chế độ ăn nhiều rau củ quả, uống nước, cha mẹ có thể cho con dùng thêm các loại thảo dược thanh mát, nhuận tràng, chống táo bón như Diếp cá, Rau má, Khoai lang… Ion magie cũng làm tăng nhu động đường ruột, giúp trẻ dễ đại tiện hơn. Hiện nay sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trị táo bón cho trẻ cũng là một trong những ưu tiên của nhiều bậc cha mẹ vì tính an toàn, tiện dụng và hiệu quả. Điển hình Diếp cá vương Gold được coi là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh chứng táo bón kéo dài, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được hàng nghìn bậc phụ huynh đánh giá cao và an tâm sử dụng.
Riêng với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần tránh điểm sai lầm sau. Khi trẻ bị tiêu chảy, kinh nghiệm của các cụ xưa thường cho cháu ăn cháo loãng. Nhưng thực tế, đây là cách làm không đúng khoa học. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thái Hưng, tiêu chảy làm trẻ mất nước, điện giải và không hấp thu được dinh dưỡng. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ lại càng cần tăng cường lượng thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, bổ sung điện giải để bé mau khỏe lại.
Cách đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, đảm bảo vệ sinh.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để trẻ phát triển tốt.
Trẻ phải được sử dụng các loại thực phẩm tươi sống hợp vệ sinh, và hợp với từng giai đoạn phát triển.
Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ khá thường gặp, có thể gây cản trở sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hi vọng những kiến thức căn bản trên giúp cha mẹ phát hiện sớm và xử lý đúng đắn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, giúp con khỏe mạnh, thông minh hơn.
Phượng Nguyễn