Tôi đang cố gắng làm hai việc một lúc, vừa nấu cơm dưới bếp, vừa soạn cho xong chỗ giấy tờ còn đang chồng chất trên bàn làm việc. Vậy mà vẫn chưa đủ bận rộn. Tôi phải xoay như chong chóng với những yêu cầu của hai đứa con nhỏ, lấy cho chúng cốc nước, gói bim bim, gọt cái bút chì hay tại sao mây lại màu trắng, hoa có thể xanh được không?, con mực thì thích ăn gì… Tôi phải công nhận rằng cơn đau đầu hiện tại cũng không thể khổ sở bằng việc có 2 đứa con cứ nhũng nhẵng sau lưng. Vậy là tôi đã quát lên với chúng y như người khổng lồ xanh Hulk mà tôi vừa đưa con đi xem cuối tuần rồi “Lằng nhằng quá, đi ngay, Tránh xa mẹ ra! ”
Ngay sau đó, tôi bỗng chợt cảm thấy hối hận. Cô bé đáng yêu 2 tuổi của tôi giương to đôi mắt tròn sợ hãi. Cậu con trai mới 4 tuổi đầu thì cúi đầu lầm lũi bước về phòng. Tôi chỉ ước gì có thể rút lại những lời nói vừa rồi của mình. Chúng thực sự không xuất phát từ trái tim tôi. Đôi khi, người lớn chúng ta luôn vì những căng thẳng trong cuộc sống, vì bản thân mà vô tình nói những lời tưởng như vô hại nhưng lại làm tổn thương con trẻ sâu sắc. Tôi đã nhận ra cái sai, sửa sai và giờ tôi xin kể ra đây những câu nói mà các bậc làm cha làm mẹ như chúng ta đừng bao giờ nên nói với con trẻ
> Đọc thêm: Chiến tranh lạnh vì vợ không chịu 'yêu' sáng tạo
Những lời nói vô tình của người lớn có thể làm trẻ tổn thương (ảnh minh họa)
“Mẹ không quan tâm!”
Trẻ con thường rất thích kể chuyện, khả năng quan sát, liên tưởng và thuật lại của chúng chi tiết đến mức đôi khi làm người lớn chúng ta phải ngạc nhiên. Tôi từng thấy các con mình có thể kể hàng giờ về chuyện những cậu bạn trong lớp hôm nay đã chơi trò gì, buổi trưa con có những món ăn nào, những đám mây trên trời đang có hình con gì hay tại sao hôm nay con mèo lại không đi bắt chuột… Và đôi khi, người lớn chúng ta không muốn phải nghe quá tường tận như vậy. Tuy nhiên, đừng nới với con rằng “Bố/mẹ không quan tâm.” Bởi vì như thế, bạn đã cắt ngang câu chuyện của con cũng như gián tiếp cho chúng biết rằng điều mà chúng cảm thấy là quan trọng thực ra không có ý nghĩa gì với bạn hết. Đã có biết bao bậc phụ huynh phàn nàn là con cái họ khi đến tuổi dậy thì hay khi lớn lên bỗng không nói chuyện, không chia sẻ gì với họ, và họ không thể hiểu được con mình? Lý do một phần cũng là vì ngay từ thời thơ ấu, khi con chia sẻ với mẹ những cảm xúc nghĩ suy của mình, chúng ta đã không hề tỏ ra quan tâm.
> Đọc thêm: Một lần lầm lỡ với em vợ
“Nói xin lỗi mau!”
Con bạn lấy đồ chơi của cậu bé hàng xóm và làm em khóc. Bạn ngay lập tức yêu cầu con hãy xin lỗi cậu bé đó mau. Mục đích của câu nói này là bạn muốn dạy con bài học về cách cư sử đúng sai và giao tiếp trong xã hôi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc buội tội và bắt ép trẻ xin lỗi không dạy con kỹ năng xã hội. Trẻ nhỏ sẽ không tự động hiểu được tại sao con phải xin lỗi và do đó, trở nên ương bướng, có xu hướng phản kháng. Trong những trường hợp như trên, cha mẹ nên hỏi con mọi chuyện rõ ràng và sau đó, hãy xin lỗi cậu bé hàng xóm thay cho con như một hành động để làm gương và khuyến khích con noi theo.
“Con không hiểu à?”
Bạn đã cố gắng hướng dẫn con cách xem đồng hồ đến 5 lần liền hay dạy con cách cộng trừ phân số. Vậy nhưng con vẫn tỏ ra lóng ngóng. Bạn sốt ruột nói “Con không hiểu à?”. Đương nhiên, nếu con “hiểu” thì đã không như vậy. Câu hỏi trên của bạn không hề đơn giản đối với bé. Nó giống một lời trách cứ, một lời cằn nhằn hơn. Bé sẽ cảm thấy tự ti và không muốn tiếp tục cố gắng. Giải pháp cho mẹ trong tình huống trên là nên thoải mái, bỏ qua những rắc rối với “bài học” này và chỉ quay trở lại dạy con khi cả hai đã cảm thấy thoải mái hơn.
> Đọc thêm: Tôi sợ mang tiếng giật chồng của chị mình
“Mẹ bỏ về trước đây”
Con bạn không muốn rời khỏi cửa hàng đồ chơi hay công viên mà bạn thì đã sắp trễ hẹn. Vậy là bạn đã ra một tối hậu thư dọa con rằng “Mẹ sẽ bỏ con lại và đi về đây”. Đối với trẻ em, sợ cha mẹ bỏ rơi là điều thực tế. Tuy nhiên, điều mà tất cả chúng ta hướng tới là muốn con tin vào lời bố mẹ nói. Vậy sẽ ra sao nếu bạn cứ lặp lại một câu dọa dẫm không có thật? Trẻ sẽ dần không tin vào những lời nói của bạn nữa và do đó, phương pháp này sẽ ngày càng mất tác dụng. Nếu bố mẹ nói điều gì với con trẻ, hãy đảm bảo mình sẽ thực hiện lời nói đấy. Trong trường hợp trên, thay vì dọa bỏ con lại một mình, mẹ nên nói với con rằng hành động của con là không thể chấp nhận được và nếu có hình phạt, đó sẽ là một hình phạt bạn dứt khoát làm. Ví dụ như tối nay con sẽ không được xem tivi hay ăn món gà chiên yêu thích.
“Tại sao con không được như bạn… Con nhà người ta…”
Đây có lẽ sẽ là câu nói quen thuộc nhất đối với cả các bậc phụ huynh như chúng ta. Tôi cũng thường rất hay nghe bố mẹ kể về “Con nhà người ta” với mục đích khuyến khích tôi cố gắng và nỗ lực hơn. Tuy nhiên, ngay bản thân chúng ta cũng hiểu rằng, những lời so sánh đó thường không có tác dụng gì. Vậy nhưng khi làm cha làm mẹ, đôi khi tôi vẫn mắc những sai lầm như vậy. Hãy tránh tối đa việc sử dụng những câu nói này với các con trong việc giáo dục. Vì đôi lúc chính những điều này làm tổn thương con trẻ, là nguyên nhân khiến bé trở nên tự ti và mặc cảm với mọi người.
Theo Khám phá