Lợi nhuận bốc hơi hơn 10 lần, Thủy sản Mekong lý giải do bán hàng chậm

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 6, 14/07/2023 15:55

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Thủy sản Mekong ghi nhận doanh thu thuần đạt 70,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 tỷ đồng, giảm lần lượt 42,6% và 80% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tài chính mới công bố của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (HoSE: AAM), doanh thu thuần trong quý II/2023 của công ty ghi nhận đạt 40,4 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, dù giá vốn hàng bán trong quý giảm nhưng do biên độ giảm sâu của doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp trong quý II/2023 của công ty chỉ còn vỏn vẹn hơn 1,04 tỷ đồng.

Chung xu hướng giảm trên, doanh thu từ hoạt động tài chính của Thủy sản Mekong thấp hơn 16% so với quý II/2022, còn 1,47 tỷ đồng. Quý này, Thủy sản Mekong đã tiết giảm mạnh chi phí bán hàng, từ 6,06 tỷ đồng trong quý II/2022 xuống chỉ còn 1,42 tỷ đồng trong quý II/2023.

Kết quả, công ty ghi nhận lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 1,1 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 864 triệu đồng. Nếu với số lãi 8,8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, quý II năm nay, Thủy sản Mekong báo lãi giảm hơn 10 lần.

Giải trình biến động lợi nhuận, công ty cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình bán hàng trong quý II/2023 chậm và giá bán thấp do có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Thủy sản Mekong ghi nhận doanh thu thuần đạt 70,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 tỷ đồng; giảm lần lượt 42,6% và 80%.

Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Thủy sản Mekong ở mức 213 tỷ đồng, chênh lệch nhẹ so với số đầu kỳ. Xét về tiền và các khoản tương đương với tiền, công ty ghi nhận thêm 20 tỷ đồng các khoản tương đương với tiền tại cuối kỳ, trong khi đầu kỳ không ghi nhận. 

Dư nợ tính đến cuối kỳ của Thủy sản Mekong ở mức 8,8 tỷ đồng, trong đó chiếm tới 88% là nợ ngắn hạn. Đáng chú ý, công ty không ghi nhận các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn.

Hồ sơ doanh nghiệp - Lợi nhuận bốc hơi hơn 10 lần, Thủy sản Mekong lý giải do bán hàng chậm

Tại phiên giao dịch ngày 14/7, cổ phiếu AAM giao dịch quanh vùng giá 10.750 đồng/cổ phiếu.

Dự báo về bức tranh chung của ngành thủy sản, trong báo cáo phân tích mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect, các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm 2023 sẽ hồi phục khi nhu cầu tiêu thụ của cả ba thị trường chính, bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc có dấu hiệu tăng.

Với thị trường Mỹ, VNDirect cho biết xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay đã giảm 51% so với cùng kỳ do lạm phát gia tăng và tồn kho ở mức cao.

Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường nhiều khả năng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023 do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm và nhu cầu cao để phục vụ dịp lễ cuối năm. Điều này sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng 40-50% so với cùng kỳ.

Các chuyên gia VNDirect cho rằng, do nền tảng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Trung Quốc khó đoán định và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. VNDirect dự báo xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối 2023 sẽ không tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.