Lợi nhuận lao dốc không phanh, KIDO giải thích ra sao?

Lợi nhuận lao dốc không phanh, KIDO giải thích ra sao?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 4, 31/07/2024 06:30

Theo KIDO, nguyên nhân doanh thu nghìn tỷ nhưng lãi vẫn bốc hơi tới 99% là do công ty tái cấu trúc mô hình kinh doanh và biến động thị trường tác động…

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh lao dốc thảm hại.

Theo đó, quý II/2024, KIDO ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.716 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Dù giá vốn tiết giảm nhưng không thể bù với khoản thất thoát từ doanh thu nên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm 15% xuống còn 270 tỷ đồng.

Đi cùng xu hướng giảm trên, doanh thu tài chính của KIDO giảm sâu từ 1.120 tỷ đồng xuống còn 46 tỷ đồng, tương đương giảm gần 96%.

Ở chiều ngược lại, các khoản chi phí đều được công ty cắt giảm tích cực. Trong đó, nhờ chi phí lãi vay thu hẹp về 27 tỷ đồng, chi phí tài chính của công ty cũng tiết giảm được 66% xuống còn 28 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng đạt 242 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 98 tỷ đồng; giảm lần lượt 41% và 52% so với cùng kỳ năm trước.

Dù đã tích cực tiết giảm mọi khoản chi phí nhưng sau khi trừ các chi phí, KIDO ghi nhận lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 10,9 tỷ đồng trong quý II/2024, "bốc hơi" tới gần 99% so với cùng kỳ năm trước.

Giải trình chênh lệch lợi nhuận, văn bản do ông Trần Lệ Nguyên - Tổng Giám đốc KIDO ký tên cho biết, nguyên nhân từ việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh của Tập đoàn, đồng thời do biến động từ thị trường đã tác động lên doanh nghiệp.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, KIDO mang về 3.532 tỷ đồng doanh thu, và 32 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 19% và 94,2% so với cùng kỳ.

Năm 2024, KIDO lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, KIDO mới chỉ thực hiện được 27% mục tiêu doanh thu và 6% chỉ tiêu lợi nhuận.

Về tình hình tài chính của công ty, tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản của KIDO ở mức 11.377 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, giảm chủ yếu đến từ các khoản tiền và tương đương tiền co lại từ 2.185 tỷ đồng tại đầu năm xuống còn 1.637 tỷ đồng, tức giảm 25%.

Đồng thời, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn của KIDO cũng ghi nhận giảm tới 71% xuống còn đạt 173 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chỉ số hàng tồn kho cũng thấp hơn 26% so với đầu năm, còn 792 tỷ đồng.

Lợi nhuận lao dốc không phanh, KIDO giải thích ra sao?- Ảnh 1.

Diễn biến thị giá cổ phiếu KDC.

Tính đến cuối tháng 6/2024, nợ phải trả của KIDO đạt 4.288 tỷ đồng, giảm 18% so với số đầu kỳ. Trong đó ghi nhận giảm chủ yếu đến từ các khoản vay. Cụ thể, KIDO ghi nhận vay ngắn hạn 2.566 tỷ đồng, vay dài hạn 252 tỷ đồng; giảm lần lượt 9% và 49% so với đầu năm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.