Ngày chị lên 7 tuổi, mẹ chị đã ra đi vĩnh viễn để lại 5 đứa con thơ. Cha chị đã nén nước mắt vào trong để sống cảnh gà trống nuôi con. Biết bao lần chị thúc giục cha mình đi bước nữa, nhưng ông vẫn lắc đầu. Ông nói “Cha nào có cô đơn khi có các con”.
Đồng lương ngày ấy không đủ để ông xoay sở cho 5 đứa con, ông đành phải đi vay mượn, thậm chí đêm đêm khi con cái yên giấc ngủ, ông ra phố đứng làm xe ôm. Cuộc sống cơ cực ngày ấy cũng đủ khiến cho cho thân hình ông đã gầy nay thêm tiều tụy.
Nhưng rồi một ngày khi đang chạy xe ôm, cha chị bị tai nạn, từ dạo đó, anh cả chị phải nghỉ học ở nhà phụ giúp cha nuôi em ăn học. Còn anh hai và anh ba, được bà cô đưa về nuôi. Cha chị thấy cảnh con cái phải chia cách lòng buồn rười rượi. Dù thế, ông vẫn động viện các con cố gắng "Các con ráng chịu, thời gian nữa cha kiếm đủ tiền sẽ đón các con về sum họp”.
Kể từ sau đợt bị tai nạn, cha chị chuyển sang nghề bán hàng nước và nhận trông xe thuê. Chị nhìn thấy cha tuổi già thương lắm. Chị chỉ cầu mong sao thời gian qua nhanh để chị đi làm phụ giúp cha. Ngày nào cũng thế, chị quá quen với hình ảnh cha mình dậy sớm thổi lửa, nấu cơm cho chị và em gái dậy ăn để đến trường. Còn cha chị vẫn chiếc xe đẩy đưa nước ra đầu ngõ ngồi bán.
Những ngày chủ nhật khi hai cô con gái nghỉ học, cha chị kêu hai đứa lại và dạy các con nấu ăn (Ảnh minh họa).
Bao nhiêu năm trôi qua, trẻ con khu dân phố chị sống quá quen với cái tên ông Ba bán nước. Và họ gọi cha chị là “ông Ba hàng nước”.
Những ngày chủ nhật khi hai cô con gái nghỉ học, cha chị kêu hai đứa lại và dạy các con nấu ăn. Cha chị nói “con gái là phải biết nấu ăn, may vá không sau này vất vả lắm đó con”. Chị chịu khó nên sau một thời gian đã có thể giúp cha làm việc nhà. Tuy thế, nhiều hôm cha và thương chị nên bảo con ráng học hành, còn việc nhà đã có cha chị