Lời xin lỗi của mẹ cậu bé chơi đàn trên phố đi bộ: Chưa phải là muộn

Lời xin lỗi của mẹ cậu bé chơi đàn trên phố đi bộ: Chưa phải là muộn

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 3, 01/08/2017 06:29

Nên nhớ, không phải ai cũng dám đính chính, xin lỗi công khai ở Facebook sau khi đưa tin thiếu căn cứ như người mẹ trong câu chuyện cậu bé chơi đàn bị hỏi giấy phép trên phố đi bộ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Có thâm niên xài Facebook gần 5 năm, tôi tự xếp mình vào nhóm “tàu ngầm”, tức là luôn cập nhật mọi thông tin từ bạn bè, các diễn đàn lớn nhưng rất ít khi bình luận hay chia sẻ nội dung mà người khác đăng tải. Dù bị một vài người trong danh sách bạn bè unfriend (hủy kết bạn – PV) vì ít tương tác, tôi vẫn không thay đổi thói quen ấy.

Bởi tôi biết, sự hấp tấp có thể dọn đường cho những thông tin sai lệch lây lan trong cộng đồng, gây nhiễu dư luận xã hội. Và không phải ai cũng đính chính, xin lỗi công khai trên Facebook sau khi đưa tin thiếu căn cứ như người mẹ trong câu chuyện cậu bé chơi đàn bị hỏi giấy phép trên phố đi bộ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

 

Đa chiều - Lời xin lỗi của mẹ cậu bé chơi đàn trên phố đi bộ: Chưa phải là muộn

Cậu bé kéo đàn biểu diễn trên phố đi bộ. (Ảnh: Thanh Niên).

 

Câu chuyện ban đầu mà chị này chia sẻ trên trang cá nhân đã khiến mạng xã hội dậy sóng. Hầu hết người dùng mạng khi ấy đều đứng về phía con trai chị, chỉ trích cách xử sự của tổ công tác và đổ lỗi cho thủ tục hành chính rườm rà, nặng tính xin - cho.

Vậy mà khi báo chí vừa đăng tải báo cáo cụ thể của tổ công tác kiểm tra các hoạt động trên tuyến phố đi bộ với chi tiết gây sốc là lời lẽ lăng mạ, xúc phạm tổ công tác của cậu bé 15 tuổi và người bố, dân tình lại quay ngoắt 180 độ.  

Hẳn rằng, còn nhiều điều cần suy ngẫm sau vụ việc, như cơ hội biểu diễn của các nghệ sĩ đường phố hay cách bảo vệ con cực đoan của một số bậc phụ huynh. Bởi một đứa trẻ ngoan sẽ không bao giờ dám chỉ vào mặt người lớn, nói “Chúng mày tưởng tao sợ chúng mày à?”, ngay cả khi nó không làm điều gì sai.

Và, nếu cậu bé chơi đàn là con tôi, tôi sẽ lau nước mắt, kiên nhẫn giải thích cho cháu hiểu thay vì sửng cồ và mắng người đang làm nhiệm vụ là “nhà quê”, không biết gì về nghệ thuật giống như bố cháu. Song rất may, mẹ cháu đã kịp nhận ra rằng, việc bày tỏ quan điểm gay gắt với cộng đồng mạng khi chưa nắm rõ sự tình là “một việc sai trái”. Đây là việc đáng mừng, đáng khen hơn cả.

 

Đa chiều - Lời xin lỗi của mẹ cậu bé chơi đàn trên phố đi bộ: Chưa phải là muộn (Hình 2).

Người mẹ gửi lời xin lỗi đến Công an quận Hoàn Kiếm. (Ảnh chụp màn hình).

 

Lời xin lỗi của người mẹ chưa phải muộn màng, vô giá trị vào lúc này. Nhờ nó mà rất nhiều những dòng trạng thái quá khích hoặc bị xóa hoàn toàn, hoặc vấp phải phản ứng dữ dội của cư dân mạng. Nhờ nó mà những người khác phải giật mình nhớ lại phút giây hồ đồ, quyết định theo cảm tính; nhận ra và tránh lặp lại cái sai tương tự. Nhờ nó mà không ít người “ngộ” ra rằng, cần phải tìm hiểu, tuân thủ các quy định của pháp luật trước khi triển khai bất cứ hoạt động nào mang tính xã hội, ảnh hưởng đến không gian công cộng.

Nếu không có sự quản lý, điều hành chặt chẽ, con đường ta hay đi có lẽ đã ầm ĩ giọng hát Chai-en và tiếng đàn bật bông…

Mỗi người đều có hai mắt để nhìn, hai tai để nghe và một bộ não để xử lý thông tin – Đừng lãng phí chúng!

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.