'Lọt' doanh nghiệp buôn lậu xe BMW, ai phải chịu trách nhiệm?

'Lọt' doanh nghiệp buôn lậu xe BMW, ai phải chịu trách nhiệm?

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Chủ nhật, 15/01/2017 22:51

Mặc dù đã có nhiều biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn xe lậu nhập khẩu nhưng vẫn để lọt những trường hợp nhập xe BMW không chính hãng, không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ, cơ quan chức năng trả lời ra sao?

Như báo Người Đưa Tin đã thông tin, ngày 30/11/2016, Bộ Tài chính phát đi công văn khẩn tới Tổng cục Hải quan và các cục Hải quan trong cả nước yêu cầu dừng thông quan tất cả các lô hàng xe BMW nhập khẩu (trừ những trường hợp được miễn trừ, ngoại giao), đồng thời yêu cầu Tổng cục Hải quan làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để xem xét khởi tố vụ án đối với công ty cổ phần (CP) ô tô Âu Châu (trụ sở tại 808 đường Nguyễn Văn Linh, quận Tân Phú, TP.HCM) vì có những sai phạm liên quan đến việc nhập khẩu xe BMW. Quyết định khởi tố vụ án cũng đã được hoàn tất ngày 20/12.

Xã hội - 'Lọt' doanh nghiệp buôn lậu xe BMW, ai phải chịu trách nhiệm?

Trụ sở công ty cổ phần ô tô Âu Châu tại 808 Nguyễn Văn Linh, quận Tân Phú, TP.HCM

Theo nguồn tin của báo Người Đưa Tin, kết luận thanh tra hoạt động nhập khẩu ô tô, thông quan và sau thông quan của công ty này đã xác định có nhiều sai phạm. Cụ thể, tại kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (C54, Bộ Công an) cho thấy, các chữ ký trên các hợp đồng thương mại giữa công ty CP ô tô Âu Châu và hãng BMW AG có dấu hiệu bị làm giả. Vì vậy, công ty không phải là nhà phân phối được ủy quyền chính hãng như công ty này nhận trong các thông báo đã phát đi và trong các hoạt động quảng cáo công khai. Được biết, theo quy định của Thông tư 20/2014/TT-BTC, để nhập khẩu và bán các loại xe có giá trị cao như BMW, các công ty phải có chứng nhận ủy quyền chính hãng.

Nhận định về vụ việc, một chuyên gia trong lĩnh vực nhập khẩu xe ô tô phân tích, việc doanh nghiệp có thể hợp thức hóa các loại giấy tờ nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn, để lọt những loại giấy tờ giả mạo cho các lô hàng lậu có thể thông quan trong suốt một thời gian dài không phải đơn giản. Không loại trừ có sự "buông lỏng", "thiếu sót" của cơ quan chức năng liên quan đến nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động nhập khẩu ô tô hiện nay, cơ quan chức năng có nhiều biện pháp nghiệp vụ như xác định nguồn gốc xuất xứ, quota nhập (Hải quan), đánh giá tiêu chí khí thải, thông số kỹ thuật xe có khớp với giấy tờ đăng ký và hợp đồng (cục Đăng kiểm) để xác định tình trạng xe lúc nhập và chống xe nhập lậu vào trong nước. "Mặc dù kiểm soát kỹ như thế, nhưng vẫn có những xe lậu "lọt lưới" thì phải đặt câu hỏi vì sao", vị chuyên gia cho biết.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nêu ý kiến: “Qua vụ việc của công ty CP ô tô Âu Châu cũng đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước khi để “lọt lưới” những trường hợp như vậy. Điều này phải xét từ hai phía. Thứ nhất, cơ quan chức năng của Nhà nước liệu có quản lý lỏng lẻo, chưa lường hết được những tình huống như vậy. Thứ hai, các đối tượng gian lận thường sử dụng những thủ đoạn tinh vi, tìm những kẽ hở mà quy định phổ biến chưa đề cập đến để lách luật và gian lận.

Phải làm sao gài lại lưới cho chặt, đừng để những trường hợp xấu như vậy lọt lưới; phải rà soát lại quy định sao cho chặt chẽ, đồng thời tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, ít nhất trong ngành hải quan, thuế, công an để phổ biến cho doanh nghiệp ý thức chấp hành”.

ĐBQH Lê Thanh Vân cũng nhấn mạnh, việc truy tố và đưa ra xét xử những sai phạm của công ty CP ô tô Âu Châu sẽ là một bài học có tính răn đe đối với các doanh nghiệp khác.

Đ.Huệ

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.