Chúng tôi bước ra khỏi phòng chiếu phim mà lòng không nguôi sự đau đáu , hụt hẫng xen lẫn lửa đốt vì những hình ảnh mình đã xem qua 100 phút của bộ phim.
Trước kia khi nghe nói sẽ có 1 bộ phim “Lửa Phật” chuẩn bị thực hiện, là những người làm nghệ thuật và cũng yêu quý đạo Phật, chúng tôi cảm thấy hân hoan trong lòng vìniềm tin với một người đạo diễn đã làm chúng tôi ấn tượng qua bộ phim “Huyền thoại bất tử” – Dustin Nguyễn - một người đạo diễn đã từng chia sẻ với báo chí là mình có niềm tin với Phật pháp. Nhưng thật đáng buồn thay, những điều anh làm hoàn toàn cho thấy anh không hiểu gì về những điều rất cơ bản của Phật pháp thông qua những ý tưởng và hành động hiển hiện trong bộ phim làm cho nhiều người xem vô cùng bức xúc!
Cùng song hành với anh là Ngô Thanh Vân cũng bộc bạch mình có niềm tin mãnh liệt vào Phật pháp, tôi nghĩ ít nhiều chị cũng hiểu về giá trị của Phật pháp nhưng khi nhận nội dung kịch bản như vậy và thủ vai nữ chính , tôi không hiểu tại sao chị không góp ý với đạo diễn về những yếu tố rất nhạy cảm của bộ phim này đối với tâm linh mà vẫn chấp nhận hòa suốt cùng kịch bản?
Tại sao lại lấy tên “Lửa Phật' khi từ đầu đến cuối của bộ phim chỉ là những cảnhđánh nhau, gào thét sục sùi sân hận căng lên thành những ngọn lửa để tàn sát tan thương?
Trong suốt chặng đường phát triển của Phật giáo, Đạo Pháp và dân tộc song hành vượt qua những thăng trầm của đất nước với những vết son chói lọi ghi dấu các vị Tăng chiến đấu anh hùng bằng tinh thần từ bi – trí tuệ - và dũng mãnh để mang về sự hòa bình và an lạc. Hôm nay, trong sự tưởng tượng theo ý tưởng của mình, Dustin Nguyễn đã viết nên một câu chuyện đường vòng chỉ với mục đích duy nhất là đi đến những cảnh nóng và bom tấn đánh đá thương tàn cho đã mắt khán giả mới thôi.
Khi các nhà khoa học trên thế giới tìm về cội nguồn ở Ấn Độ để hiểu sự ra đời của Đức Phật, sự chứng ngộ của Phật cùng những lời dạy của Đức Phật, họ đã cảm thấu những giáo lý sâu xa và diễn giải về hình ảnh của Phật một cách rất trân trọng, cân nhắc. Họ luôn chia sẻ rất chín chắn trong đạo đức rằng: Chúng ta không thể nào nói về Phật khi chưa thật sự hiểu Phật cũng như không thể nào tôn kính Phật khi chúng ta chưa đi tường tận vào cuộc đời và lời dạy của Ngài. Khi hiểu chưa tới chúng ta sẽ làm chưa tới, hiểu sai, chắc chắn chúng ta sẽ làm sai. Vì thế chưa thấu rõ thì đừng nên dõng dạt làm gì liên quan đến Phật pháp vì cái gì cũng có nhân và có quả, trước khi làm việc gì đó, hãy nghĩ đến hậu quả của nó. Vậy mà Dustin Nguyễn rất mạnh dạn đưa hình ảnh của Tăng bảo vào phim mình với những hành động lố lăng sau lớp áo của một anh hùng.
Hầu hết các nhà làm phim trên thế giới họ rất thận trọng khi đưa những chủ đề có tên của các Đấng thiêng liêng như Phật, Chúa Giê su vào tác phẩm nếu chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng vì điều đó thể hiện sự tôn trọng và đạo đức trách nhiệm của một người có tri thức. Hoặc nếu có thì ít ra cũng mang những giá trị nhân văn hay bài học giáo dục nào đó thông qua tác phẩm của mình. Thậm chí nhiều phim cũng chẳng đề cặp đến Phật nhưng mang nhiều giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc khiến nhiều người xem dâng tràn cảm xúc như phim "Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân" của đạo diễn Kim Ki Duk (Hàn Quốc) là một ví dụ rất điển hình. Phim được hãng Sony Picture công chiếu ở Mỹ sau khi chiếu trong nước và các quốc gia lân cận đã nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả.
Chúng ta thấy rất rõ các nhà làm phim chuyên nghiệp của nhiều nước luôn xây dựng kịch bản chắc nịch, sáng tạo trong logic về hình thức lẫn nội dung với sự đầu tư kỹ lưỡng nhiều mặt khiến ai nấy đều tâm đắc khi xem bộ phim.
Chúng tôi không hiểu sự tưởng tượng trong phim Lửa Phật là dành cho thời nào, cổ tích cũng có dạng riêng của cổ tích, hiện đại cũng có dạng riêng của hiện đại, viễn tưởng cũng có dạng riêng của viễn tưởng, còn trong phim này thì hiện đại, cổ tích, nét ta, nét tàu, nét Nga hay Tây Ban Nha đều trộn lẫn vào nhau.
Giáo sư N.V.N bạn tôi đã chia sẻ sau khi xem phim rằng: “Nhìn vào phim Lửa Phật chúng ta thấy không gian lai căng giữa tây và ta, lúc thì giống bên Tây Tạng, lúc thì giống ở miền cao bồi Texas, chỉ có cái loa phát thanh là giống của Việt Nam mà thôi!”
Điều đó không đáng nói bằng việc Dustin Nguyễn khai thác khía cạnh là 1 vị học tu rời khỏi chốn thiền môn (do anh đảm vai chính) để đi vào một “Hội những tướng binh thầm lặng bảo vệ quốc gia”. Điều đặc biệt ở hội này là ai ra khỏi hội đều phải bị thảm sát. Đây là chánh hội hay tà hội mà lại có một tư tưởng quá sức “ác lạ” như vậy ngay khi nó đang hiện diện trên đất nước Việt Nam?
Thế hệ trẻ sẽ suy nghĩ gì về yếu tố này đối với đất nước chúng ta hiện giờ trong bài học giáo dục này qua ý tưởng của đạo diễn Dustin Nguyễn ở phim Lửa Phật?
Cảnh trong Lửa Phật
Thêm nữa, Dustin Nguyễn vào vai một tướng binh anh hùng, xuất hiện rất oai nghiêm, mạnh mẽ, chiến thắng bao nhiêu tên côn đồ, thế mà lại xuất hiện trong một cảnh ăn ở lố lăng với gái quán bar, uống rượu quá độ, điều đó có lẽ anh cho là bình thường của một người anh hùng chính chắn?!, ...nhưng sao anh có thể đánh giá “QUÁ THẤP VĂN HÓA VIỆT NAM” khi dựng hình ảnh người anh hùng nằm giả vờ nhắm mắt để áp sát mặt vào ngực của 1 người con gái khùng rồi bất chợt làm hành động quá sức “ố trược và dơ bẩn”. Trong khán phòng xem phim, những nụ cười vô tư của nhiều bạn trẻ hời hợt xen lẫn những tiếng kêu “trời” và tiếng thở dài kèm theo bao cái lắc đầu ngượng ngùng của phần lớn những con người chín chắn. Có cần thiết phải làm như thế để làm điểm khơi nụ cười nhạt nhẽo và thấp kém trong một tác phẩm điện ảnhđược đầu tư nhiều như thế này?
Có quá xem thường văn hóa Việt Nam không khi đưa ngay cả từ “ngứa hán” vào trong lời thoại đến ba bốn lần khiến những người xem phim không khỏi ngỡ ngàng về việc sử dụng ngôn từ như thế. Và tôi cũng thật sự quá đau lòng khi xét duyệt văn hóa cho qua những đoạn lời thoại phô phiển như thế này để có thể công khai phổ biến khắp nơi nơi trong một đất nước mang màu sắc Châu Á là tế nhị, nhẹ nhàng. Dù thời gian sau này văn hóa các nước xâm nhập vào Việt Nam khiến cho cách sống hiện đại ngoại lai quá mức ở1 số thành phần nhưng điều đó không có nghĩa là đất nước ta mất văn hóa truyền thống Á Đông để thoải mái đưa lên phim như vậy. Xem thông tin trên báo nói là phim chiếu qua nhiều nước khác…, vậy họ sẽ nghĩ gì về văn hóa Việt Nam khi những phát ngôn thiếu văn hóa này lại được đưa thẳng lên màn bạc?
Để thể hiện tầng lớp thấp trong xã hội, đâu cần thiết phải phơi bày những ngôn từ đó ra? Ngay khi có những người chửi tục nói thề, đâu phải cứ vì thế mà bê lên phim ảnh?! Phimảnh là bài học văn hóa, là sự phản ánh và khắc phục trong cái thâm thúy giữa hình ảnh và ngôn từ để diễn đạt, đâu cần phải phơi bày để chọc cho khán giả cười hay cho khán giả nghe toẹt như vậy..mới rõ hiểu người thiếu văn hóa là phải như vậy?
Suốt phim Lửa Phật, văn hóa bạo lực của người lớn tiếp tục truyền nhiều cho trẻ nhỏ khi những đoạn đánh đấm quá tàn bạo giữa con nít được dựng lên trong tư thế nặng nề mùi "băng đảng"!xem mà thấy lo lắng vô cùng cho chính tâm lý những đứa trẻ khi được "chỉđạo diễn xuất " những cái đấm liên tục tàn bạo như muốn giết bạn bè cùng trang lứa của mình trong sự câm phẫn tột độ...dù đó là một đứa trẻ hiền lành bị bạn bè ăn hiếp. Tâm lý được áp đặt cho nhân vật quá nặng nề bạo lực.
Cuối phim là cảnh người anh hùng ngồi với 1 vị thầy nói rằng mình thấy ray rứt vì những gì đã qua thì được thầy khuyên trong đó có một lời rằng “con phải biết tha lỗi cho chính mình”. Thật sự đó là những lời dạy của quý Thầy sao?! Hoàn toàn sai lệch với những giá trị của Phật pháp bằng những lời thoại mang nội dung dễ dãi như thế . Đạo Phật không phải là sự ban ơn, hay tự xóa tội cho chính mình mà Đạo Phật dạy con người phải biết hiểu “nhân – quả”. Khi bạn gieo cây chua, vun bồi nó phát triển, bạn chặt nó để trồng cây ngọt thì thiệt hại bạn cũng có nhưng không quá nhiều. Cũng như vậy, khi bạn làm điều xấu rồi, ngưng ngay làm điều tốt, cuộc đời bạn sẽ khác hơn nhưng ít nhiều bạn cũng phải chịu trách nhiệm với hậu quả. Không phải biết lỗi, tựtha lỗi cho mình là hết. Quan trọng là bạn làm gì để mọi người thấy, hiểu và tha thứ cho mình.
Dustin Nguyễn và Ngô Thanh Vân (diễn viên chính) họp báo ra mắt Lửa Phật
Viên đá thảy xuống nước nó sẽ chìm chứ không thể nổi lên, có cầu nguyện nó cũng không nổi lên, cũng như vậy con người tạo ra điều gì xấu thì sẽ nhận kết quả xấu. Trồng cây chua không thể nào ra trái ngọt được. Đó là quy luật muôn đời. Khi đã gieo một nhân không lành trong đời thì bạn phải biết hối hận, khi hối hận phải biết hành động tốt để bù đắp lỗi lầm, chúng ta sẽ phải nhận hậu quả nhưng hậu quả ấy sẽ được nhẹ hơn khi chúng ta biết lấy công chuộc tội. Đó mới đúng là lời dạy của quý Thầy khi chúng ta tìm hiểu và nương tựa chánh Pháp.
Đến giờ phút này, khi hỏi bất kỳ ai xem Phim “Lửa Phật” rồi, ai cũng ngớ người đến... ngớ ngẫng vì nội dung không ăn nhập gì đến tựa phim cả !(có thể đạo diễn sẽ có lý do đểdiễn giải nhưng xin thử diễn giải xem đó có thực sự hợp chính đáng với cảm nhận công chúng không??!). Nếu có người hỏi nội dung phim thế nào, hầu như ai cũng trầm ngâm không biết phải kể làm sao khi cốt chuyện không có mục đích ý nghĩa gì rõ ràng cụthể…!Chỉ thấy rõ là những cảnh bạo lực từ con nít đến người lớn và việc quảng cáo rượu quá sức lạm dụng đến..lộ liễu. Càng nói càng đau lòng!
Một số khán giả sau khi xem phim xong nói: Tôi chỉ có hai từ để chia sẻ là: “ Thất vọng”, ai cũng đặt một vấn đề lớn khi xem phim này. Họ nói rằng “tựa đề của bộ phim là điểm thu hút chúng tôi quan tâm, nhưng xem xong thấy đăng đắng trong lòng vì sự lạm dụng quá mức cần thiết từ đời đến đạo!”
Chúng tôi xin các anh chị, đừng đem Phật ra để làm yếu tố thu hút sự quan tâm của mọi người ngay khi trong đó không có một chút nội dung gì liên quan đến Pháp Phật, sự lệch lạc như vậy không mang lại điều gì hay nhất là khi chúng ta đem tên hay hình tượng Đấng thiêng liêng mà tự do sáng tạo theo ý tưởng “rất đời” của mình, làm ảnh hưởngđến nhiều giá trị thanh cao của Phật giáo.
Ai cũng có Đức Tin, bạn làm tốt ắt hẳn những người xung quanh sẽ ủng hộ, không những thế, ơn trên cũng sẽ gia hộ khi chúng ta làm lợi lạc cho đời. Nếu làm lệch lạc, ít người ủng hộ, không ai gia hộ thì bóng đen vô hình dễ dàng kéo bạn đến nhiều biến cố.
Chánh Đức