Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của LS Nguyễn Thế Truyền - Công ty luật Thiên Thanh về vấn đề này.
Nếu Luật Luật sư chỉ đơn giản là điều chỉnh cho lĩnh vực ai muốn làm luật sư, hành nghề theo Luật luật sư thì không cần bàn cãi nhưng mã ngành 69101 lại có ngành đề là Tư vấn pháp luật. Vậy Tư vấn pháp luật có giống với Tư vấn pháp lý không?
Đại diện mã ngành theo quyết định 27 có một số vấn đề, vì trong những mã ngành nghề này có thêm đại diện, đại diện theo ủy quyền, đại diện trong các vụ án hình sự.
Vấn đề thứ nhất, tội phạm hình sự hoặc bị can, bị cáo hình sự là quy định về mặt nhân thân, luật về mặt nhân thân không uỷ quyền ai cả.
Thứ hai, tôi không đồng ý cho các công ty kinh doanh được phép đăng kí ngành nghề kinh doanh tư vấn pháp luật mà lại còn đóng mở ngoặc thêm không theo hình thức luật sư. Lý do bởi, hình thức không theo luật sư trong việc tư vấn pháp luật làm cho người có thẩm quyền tùy tiện trong việc ra quyết định. Vì rõ ràng không thể định lượng được mà hoàn toàn là định tính.
Trong khi đó, luật sư là một người hành nghề luật chuyên nghiệp hoặc làm tất cả những công việc liên quan đến luật trong lĩnh vực của họ. Quan trọng hơn họ phải chịu trách nhiệm về lời tư vấn của họ và luật sư buộc phải mua bảo hiểm nghề, buộc phải thi chứng chỉ, buộc phải học.
Ở Việt Nam, ngành nghề luật sư từ lúc bắt đầu học đến lúc đào tạo ra nghề xong, nhanh nhất từ 6 đến 7 năm. Còn tính trung bình, người học ngành này từ 8 đến 10 năm mới ra được nghề, cầm tấm thẻ. Chưa tính đến việc kiếm tiền bằng nghề.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, luật sư, giới luật sư, văn phòng luật sư được quyền ký hợp đồng và thu tiền bù lại. Ngoài ra, Trung tâm tư vấn pháp luật, trực thuộc Hội luật gia, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ… đều có quyền lập trung tâm hoặc cử người am hiểu pháp luật đi trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho hội viên của mình.
Để thành lập trung tâm, điều kiện cũng khắt khe. Trung tâm tư vấn pháp luật được quyền thu 1 phần thù lao và chi trả ra cho tư vấn viên, còn tư vấn viên không được quyền thu tiền của khách.
Về lý do chỉ luật sư mới được cầm tiền, luật pháp không phải là thứ để chúng ta kinh doanh. Và bất kể nước nào trên thế giới đều đồng ý việc tư vấn luật/pháp luật không phải là thứ để kinh doanh.
Bất cứ ai kinh doanh, mục đích đầu tiên là vì lợi nhuận. Còn với luật sư, trách nhiệm xã hội được đặt lên hàng đầu. Lý do bởi, 7-8 năm mới lấy được thẻ nên người ta buộc phải “thương lấy tấm thẻ” của mình.
Ngoài ra, việc cấp giấy phép cho công ty tư vấn luật đang đi ngược lại luật rất nhiều thứ. Nghị định 110 năm 2013 quy định, những người không thuộc bộ phận chức năng mà tư vấn pháp luật sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Nhưng hiện tại, cơ quan nào có thể phạt nổi những công ty này khi họ đang thực hiện chức năng tư vấn luật, thậm chí để lại hậu quả rất lớn. Bộ Kế hoạch và đầu tư cần phải xem xét và sửa lại ở chỗ này.
Về trách nhiệm, bên Cục Bổ trợ Tư pháp cần đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa nhanh cái liên quan đến lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh liên quan đến lĩnh vực tư pháp.
Thêm nữa, nên có thêm ngành nghề dịch vụ tư vấn thủ tục hành chính. Câu chuyện xã hội đang hỏi là liệu chăng dịch vụ tư vấn pháp lý chỉ có luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư được hành nghề các dịch vụ tư vấn pháp lý, hay là các hoạt động tư vấn pháp lý ở đây thì ngoài luật sư ra, thì các tổ chức khác có thể đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý.
Quan điểm của tôi là, trong hệ thống pháp luật hiện nay thì khái niệm pháp lý, dịch vụ tư vấn pháp lý không có. Hiểu rộng là nó có thể trực tiếp cung cấp một số dịch vụ tư vấn pháp lý, giống như luật sư đã làm, ví dụ như về pháp lý, tư vấn… Vậy thì hiện nay, chưa vội/chưa tranh cãi về việc tư vấn pháp lý chỉ nên cho luật sư làm hay là các cái tổ chức khác cũng được làm.
Quốc Hưng - Mộc Miên