Luật sư phân tích điểm ‘mấu chốt’ trong vụ Nguyễn Thanh Chấn

Luật sư phân tích điểm ‘mấu chốt’ trong vụ Nguyễn Thanh Chấn

Thứ 6, 22/11/2013 11:43

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đang được dư luận rất quan tâm thời gian này, qua theo dõi mọi thông tin, sau khi có bức tranh đầy đủ về vụ án, tôi đã không khỏi băn khoăn và tự đặt ra cho mình những câu hỏi, nhiều tình huống rồi lại tự trả lời cho những câu hỏi đó.

Trong quá trình hoạt động hành nghề luật sư, tôi đã tham gia bào chữa cho rất nhiều bị cáo trong các trọng án tương tự như vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Tuy nhiên với vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã được đăng tải trên các báo, và dư luận rất quan tâm thời gian này, qua theo dõi mọi thông tin, sau khi có bức tranh đầy đủ về vụ án, tôi đã không khỏi băn khoăn và tự đặt ra cho mình những câu hỏi, nhiều tình huống rồi lại tự trả lời cho những câu hỏi đó.

Nhưng thật khó có thể có sự trả lời nào của tôi để cho chính tôi phải tâm phục, khẩu phục như các tình huống đặt ra trong vụ án này.

Tự thú  rồi kêu oan!

Bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26/3/2004 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang và Bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đều áp dụng cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ qui định tại điểm o khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự là “Người phạm tội tự thú”.

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng trong vụ án này Chấn đã tự nguyện đầu thú để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra sau phần thủ tục phiên Toà, sau khi vị đại diện viện kiểm sát công bố bản cáo trạng truy tố là phần thẩm vấn thì ngay từ đầu khi Chấn được Hội đồng xét xử thẩm vấn công khai thì Nguyễn Thanh Chấn đã kêu oan ngay. Câu hỏi được đặt ra tính khách quan, tính tự nguyện của việc đầu thú hay vì lý do gì khác?

Luật sư - Luật sư phân tích điểm ‘mấu chốt’ trong vụ Nguyễn Thanh Chấn

Ông Chấn ngày nhận quyết định tạm đình chỉ thi hành án

Tự thú rồi kêu oan có là phù hợp với “qui luật” và diễn biến tâm lý chung của những người phạm tội  không hay là Tâm lý chung của những người không thực hiện hành vi phạm tội mà buộc phải nhận tội? (Trong khi mà Luật sư bào chữa chưa đến phần được thẩm vấn, chưa phát biểu quan điểm bào chữa ?).

Thông thường thì các bị can, bị cáo  đã “xin tự thú” thì đều đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, tự nguyện ra đầu thú  để mong được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật (tình tiết giảm nhẹ), như vậy thì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử ông bị can sẽ thành khẩn khai báo, nhận tội để được hưởng tình tiết giảm nhẹ chứ không bao giờ có chuyện “tự thú rồi lại kêu oan” như trường hợp này.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Thanh Chấn đã chủ động kêu oan ngay từ phần xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, “bị cáo hoàn toàn chủ động kêu oan chứ không phải bị cáo dựa vào sự phân tích của luật sư để kêu oan, chối tội”. Do vậy chỉ có thể xảy ra việc bị cáo ra đầu thú là hoàn toàn không thể "khách quan, vô tư" mà phải do co một lý do nào khác và trong trường hợp bị cáo không còn cách nào khác để chứng minh ngoài việc để ra toà xet xử công khai.

Hơn nữa, nếu ông Nguyễn Thanh Chấn nhận tội và tự nguyện tự thú phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ thì chắc chắn luật sư đã bào chữa theo hướng giảm nhẹ chứ không thể bào chữa theo hướng bị cáo bị oan và đề nghị HĐXX tuyên vô tội.

Nghiệp vụ điều tra non kém hay hồ sơ vụ án đã bị …..bớt:

Quyết định kháng nghị số 01/QĐKNTT-VKSTC ngày 04/11/2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu “Chấn khép cửa sau, cài chốt cửa, tắt điện trong nhà và đi ra bằng cửa chính…. Hiện trường vụ án có nhiều dấu chân dưới nền nhà, có dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện ...v.v ”. Như vậy những tình tiết và dấu vết cụ thể đã thu thập được tại hiện trường, có thể đưa ra một số ý kiến phân tích, nhận định về quá trình điều tra vụ án như sau:

Thứ nhất: Quá trình điều tra chỉ căn cứ duy nhất vào “kết quả so sánh xác định kích thước dấu chân của ông Chấn gần đúng với kích thước dấu chân thu được ở hiện trường làm chứng cứ quy kết ông Chấn có mặt ở hiện trường”. Vậy còn “dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện” để lại tại hiện trường thì sao ?

Nghiệp vụ sơ đẳng nhất của điều tra viên là “thu thập đầy đủ dấu vết tại hiện trường, gửi mẫu đi giám định khoa học để đánh giá, kết luận, xác định chính xác hành vi phạm tội và nguời phạm tội”. Tại sao trong vụ án này cơ quan điều tra lại không gửi mẫu “dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện” đi trưng cầu giám định ?

Không lẽ cả một ban chuyên án, cả 8 điều tra viên đều bỏ qua nghiệp vụ hết sức sơ đẳng này ? Hay phải chăng ban chuyên án, các điều tra viên quá “non kém về nghiệp vụ điều tra trọng án” (Vụ án này có 8 điều tra viên, có  cả một “Ban chuyên án”).

Thứ hai: Có thể, cơ quan điều tra đã gửi mẫu “dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện” đi trưng cầu giám định, nhưng kết quả giám định không trùng khớp với dấu vân tay của ông Chấn, do vậy mà tài liệu giám định, kết quả giám định có thể đã được “bớt” ra không lưu vào trong hồ sơ vụ án để cho phù hợp với bản tự thú của  Chấn.

(Thực tế đã xảy ra từ Vụ án tử tù Hàn Đức Long cũng tại Bắc Giang khi một lãnh đạo phòng PC45 Bắc giang bị đột tử, khi khám xét tìm nguyên nhân chết, cơ quan ông an cũng đã tìm thấy 49 bút lục “bớt” ở ngoài hồ sơ trong phòng của chính cán bộ này - Vụ án này bị án cũng đã kêu oan ngay từ khi ra xét xử..).

Thứ ba: Trong trường hợp sau khi ông Chấn đã tự thú, nhận tội thì việc gửi mẫu “dấu vết tay có máu trên cửa, trên thanh sắt cài cửa hậu, dấu vết trên công tắc điện” đi trưng cầu giám định vẫn phải được tiến hành. Việc không có những tài liệu này hay vì lý do nào khác đi chăng nữa thì cũng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "Xác định sự thật của vụ án". “... áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội”.

 Như vậy những dấu hỏi trong vụ án này chưa được trả lời thì đồng nghĩa với việc Nghĩa vụ chứng minh Chấn phạm tội là chưa đủ cơ sở trong khi pháp luật quy định bắt buộc "Trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng".

Rõ ràng trong vụ án này không chỉ riêng cá nhân tôi mà toàn xã hội đang cần sự trả lời của các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Để xảy ra hậu quả làm oan sai rõ ràng là do đội ngũ những người tiến hành tố tụng Bắc Giang đã cố ý làm trái - Cần được xử lý nghiêm minh để ngăn chặn những oan sai khác làm trong sạch xã hội.

Luật sư Dương Minh Kiên (Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang)

Theo Đời sống pháp luật Online

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.