Luật sư: Sếp PVFC đã thỏa mãn dấu hiệu tội phạm

Luật sư: Sếp PVFC đã thỏa mãn dấu hiệu tội phạm

Thứ 5, 27/12/2012 23:41

Luật sư Chu Đông cho biết, hành vi của sếp Tổng Cty CP Tài chính dầu khí PVFC là ông Đỗ Quang, ủy viên Hội đồng quản trị "sử dụng tiền mua cổ phiếu sai mục đích".

"Cuối năm 2011, tôi có nhận được đề nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp từ phía chị H (nguyên đơn trong vụ việc này). Theo các tài liệu, chứng cứ chị H cung cấp thì có đủ cơ sở và rất rõ ràng. Ông Quang có biên nhận viết tay cho chị H, ghi rõ tổng tiền mình nhận và các loại cổ phiếu sẽ mua, với cam kết “khi nào có cổ phiếu sẽ sang tên cho chị H”.

Về bản chất, đây là thỏa thuận mua hộ cổ phiếu. Tuy nhiên, ông Quang đã dùng sai mục đích khi dùng tiền của chị H nhằm mua đi bán lại cổ phiếu nhiều lần để kiếm lời. Hành vi của ông Quang có đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật Hình sự", luật sư Chu Đông, trưởng VP Luật sư Chu Đông và cộng sự cho biết.

Kinh doanh - Luật sư: Sếp PVFC đã thỏa mãn dấu hiệu tội phạmEmail chị H gửi cho sếp Đỗ Quang, ủy viên Hội đồng quản trị PVFC

Với các chứng cứ hiện có, xét trong trường hợp này, hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đươc xem là hành vi dùng uy tín để nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức như biên nhận, hợp đồng rồi chiếm đoạt tài sản đó. Ông Quang dùng uy tín của mình là cán bộ cao cấp của một tổ chức tài chính để cầm tiền của chị H là rõ rồi, sau đó lợi dụng chị H không phải là chủ sở hữu, không có thông tin là cổ phiếu đã có hay chưa nên tìm cách chiếm đoạt bằng cách không trả cổ phiếu cho chị H khi có điều kiện (thông tin ban đầu cho thấy với cả hai loại cổ phiếu SHB và Ngân hàng Liên Việt, mặc dù ông Quang đã có cổ phiếu nhưng vẫn không sang tên cho chị H).

Tiếp đó, khi chị H tố cáo, do lo sợ sự việc bị phát giác, ông Quang đã hứa trả lại tiền cho chị H nhưng trả xong 100 triệu lại tiếp tục “xù”. Trong giấy biên nhận, chị H ghi rõ nhận lại tiền và số tiền còn lại ông Quang phải trả chứ không nhận cổ phiếu. Sau đó, chờ mãi không thấy ông Quang trả nốt, chị H nhắn tin yêu cầu trả tiền thì được ông Quang nhắn lại “Anh chưa thu xếp được, dạo này kẹt quá”.

"Như vậy về mặt ý chí, ông Quang đã đồng ý trả lại tiền cho chị H thì có nghĩa vụ trả nốt cho chị H. Nội dung các email lưu theo trình tự thời gian chị H gửi cho ông Quang vào địa chỉ email công ty ông Quang cũng thể hiện rõ logic này", luật sư nhận định.

Chị H đã yêu cầu ông Quang sang tên cổ phiếu, trả cổ tức gần nửa năm, suốt từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011 với đủ mọi biện pháp và hàng chục email còn lưu nhưng ông Quang vẫn “kiên quyết” không trả (như đã thỏa thuận). Vì vậy chị H có quyền yêu cầu ông Quang trả lại tiền và bồi thường thiệt hại do phá vỡ hợp đồng. Về bản chất của giao dịch tài sản, nếu bên nào không thực hiện đúng (vi phạm) thỏa thuận thì bên kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc vi phạm này gây nên. Trong email chị H gửi ông Quang, có những thời điểm giá cổ phiếu SHB lên đến 40 nghìn đồng/ cổ phiếu nhưng ông Quang “ém nhẹm” đi nên chị không có cổ phiếu để giao dịch.

"Ông Quang đã dùng uy tín của PVFC để thuyết phục chị H đưa tiền. Không ai đưa tiền cho một người không có thông tin và chức vụ để mua cổ phiếu cả, vì thời điểm đó việc tiếp cận thông tin về cổ phiếu không dễ dàng và minh bạch như sau này. Hơn nữa chị H nói đã đưa tiền mặt cho ông Quang ngày 21/12/2007 ở cổng trụ sở của PVFC khi đó tại 72 Trần Hưng Đạo, Hà Nội", luật sư Đông chia sẻ.

Thụy Vân


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.