Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Chủ nhật, 18/08/2013 08:44

Tại phiên tòa, 4 cán bộ Thanh tra Chính phủ và hai phóng viên được tòa triệu tập vớitư cách nhân chứng đều vắng mặt. Đại diện VKSND đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hà (nguyên thanh tra viên Phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ - TTCP) 4 – 5 năm tù, bị cáo Trần Anh Hùng (trú tại phường Tân Lập-NhaTrang) 5 – 6 năm tù theo khoản 2 Điều 263 BLHS (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm).

Các luật sư bào chữa cho rằng việc giải quyết vụ án là có dấu hiệu bỏ lọt,người lọt tội, đề nghị Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trước đó Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa  đã một lần trả hồ sơ yêu cầu khởi tố một thanh tra viên về tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước theo điều 264 BLHS nhưng VKS không chấp nhận. 

Trong giai đoạn điều tra,truy tố, BC Hùng từ chối nhận kết luận điều tra và cáo trạng vì cho rằng nhiều nội dung kết luận không đúng. Tại phiên tòa, bị cáo Hùng  vẫn  cho rằng truy tố về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước là không đúng. Bị cáo không hề dùng bất cứ sức ép nào để buộc Hà gửi bản thảo báo cáo kết luận thanh tra (BCKLTT) mà do Hà tự nguyện. Hơn nữa, bản thảo bị thiếu trang nên BC đọc chẳng hiểu gì và cũng không quan tâm. Tuy nhiên, ông Hùng lại thừa nhận có yêu cầu Hà gửi tiếp khi thấy bản thảo bị thiếu. Bị cáo cho rằng, muốn có văn bản hoàn thiện chỉ để tham khảo nhưng sau đó lại đưa cho ông Dinh xem....

Luật sư - Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (trái) tranh tụng tại phiên toà.

Ngược lại, bị cáo Hà, mặc dù không phải là thành viên đoàn thanh tra, không có trách nhiệm quản lý các tài liệu mật này vẫn khai   cáo  trạng truy tố  về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước  là  đúng. Sự thật là ngày 8/10/2010, Hà đã  tự lấy tài liệu mật của  thành viên Đoàn Thanh tra  mà  không có  bất cứ  sự  giúp sức  hoặc xúi  giục của  bất cứ ai. Bị cáo Hà còn khai nhận ngoài việc lấy bản thảo  BCLKLL ( DAPL) ,  Hà còn lấy tài liệu thanh tra các dự án tương tự để “học hỏi kinh nghiệm”. Đối với  bản thảo BCKLTT (DAPL), là tài liệu mật  ngành thanh tra  trong vụ  án này, bị cáo đã  lấy  vào ngày 8/10 /2010. Cho đến  khi Hùng năn nỉ, ngày 28/10, Hà mới gửi bản thảo này cho Hùng. Hà cũng ý thức được đây là tài liệu mật nên khi gửi đã thay đổi thông tin tên, địa chỉ người gửi và người nhận; bỏ đi 2 trang đầu và cuối trước khi gửi; đồng thời dặn Hùng không cung cấp cho ai. Lời cuối cùng trước khi Tòa nghị án, bị cáo Hà bày tỏ, sau 14 tháng tạm giam, bị cáo đã thấm thía hậu quả mình gây ra. Hà trình bày mình là trụ cột gia đình, con nhỏ, vợ không có công việc ổn định, nhà xa và mong Tòa xem xét hậu quả của vụ án, giảm nhẹ hình phạt…

Dấu hiệu lọt người, lọt tội

Tranh luận tại tòa, luật sư Nguyễn Hồng Hà - Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa - bào chữa cho Trần Anh Hùng cho rằng việc truy tố chỉ là phần ngọn, còn gốc của vụ án chưa được xử lý,  việc quy kết bị cáo Hùng là chủ mưu, xúi dục bị cáo Hà chiếm đoạt tài liệu mật là không đúng với  sự thật khách quan đã được kiểm chứng tại tòa. Hồ sơ và  lời khai tại Tòa cũng thể hiện việc quản lý tài liệu mật ở TTCP lỏng lẻo, tùy tiện. Trách nhiệm quản lý tài liệu mật trong vụ án cụ thể này thuộc về Trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên. Hành vi chiếm đoạt tài liệu mật  là do bị cáo Hà thực hiện độc lập ,xảy ra tại Thanh tra Chính phủ từ ngày 8-10 -2010. Đến ngày 28-10, Hà mới chuyển cho Hùng. Như vậy, việc  nguyên thanh tra viên Nguyễn Mạnh Hà chiếm đoạt tài liệu bí mật  và thanh tra viên Phạm Hùng làm  mất tài liệu  bí mật nhà nước xảy ra tại Thanh tra Chính phủ vào ngày 8/10/2010 là  sự kiện pháp lý có thật. Hành vi chiếm đoạt tài liệu  mật này do một mình bị cáo Hà thực hiện

Luật sư - Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ (Hình 2).

Hai luật sư Tuấn (bìa trái) và luật sư Hà (bìa phải) cùng các bị cáo tại Toà.

Theo luật su Nguyễn Hồng Hà, hành vi làm mất và chiếm đoạt tài liệu mật là điểm xuất phát của vụ án,nhưng không bị xử lý, là không đảm bảo nguyên tắc công bằng trong tố tụng hình sự. Hậu quả của hành vi chiếm đoạt và làm  mất tài liệu xảy ra  tại Thanh tra Chính phủ  theo  kết luận điều tra, truy tố là nghiêm trọng tại tỉnh Khánh Hòa nhưng những hành vi nguy hiểm đó không bị xử lý hình sự, là  có dấu hiệu bỏ lọt người,lọt tội. Vì lẽ đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử  khi xét xử ,Tòa án đã có quyết định trả hồ sơ yêu cầu xử lý hình sự về tội mất tài liệu bí mật nhà nước đối với thanh tra viên có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý tài liệu mật.Thế nhưng yêu cầu này không được  giải quyết,điều này cho thấy việc  truy tố  không đảm bảo  nguyên tắc công bằng trong tố tụng hình sự. Để việc xử lý vụ án được toàn diện khách quan ,luật sư  Hà đề nghị Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ lần hai cho VKS yêu cầu  điều tra bổ sung những vấn đề bỏ lọt người lọt tội,xử  lý đúng tội danh,đúng  bản chất của vụ án….

Luật sư Lê Văn Tuấn (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Mạnh Hà cũng đề nghị Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Luật sư Tuấn đề nghị làm rõ hành vi làm lộ, phát tán bản thảo BCKLTT (DAPL) của nhiều người khác, ngoài bị cáo Hà và Hùng và  xem xét lại  căn cứ xác định hậu quả của của hành vi  cố ý làm lộ bí  mật là nghiêm trọng là chưa thỏa đáng.Nhiều nhân chứng là người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đồng tình với quan điểm của luật sư.

Công tố viên không đồng tình với lập luận của 2 luật sư và giữ nguyên quan điểm truy tố; đề nghị mức án 5 - 6 năm đối với bị cáo Hùng và  4 - 5 năm tù đối với bị cáo Hà.  

Kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử  nghị án  và  thông báo sáng ngày 19/8 sẽ công bố quyết định về kết quả  phiên tòa này. Báo Người đưa tin sẽ tiếp  tục thông tin đến bạn đọc về vụ án.

Nhóm phóng viên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.