Luật về 3 đặc khu: "Ưu đãi vượt trội thì trách nhiệm cũng phải vượt trội!"

Luật về 3 đặc khu: "Ưu đãi vượt trội thì trách nhiệm cũng phải vượt trội!"

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường

Thứ 4, 04/04/2018 18:02

Góp ý về dự thảo luật dành cho 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng: “Tư duy mới là ưu đãi vượt trội thì chế tài, trách nhiệm phải vượt trội”.

Ngày 4/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Góp ý cho dự thảo, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, quy định về mô hình tổ chức chính quyền ở 3 đặc khu chưa thể hiện được cơ chế kiểm soát quyền lực trong điều kiện trao thẩm quyền quá lớn cho chính quyền đặc khu.

Đại biểu Lê Thanh Vân phân tích: “Ở đây là cơ chế kiểm soát quyền lực của Chủ tịch UBND đặc khu thế nào? Tư duy mới là ưu đãi vượt trội thì chế tài, trách nhiệm phải vượt trội. Điều này lại không thể hiện ở dự thảo. Trong khi đó, chúng ta lại lấy các đạo luật thông thường khác để ứng xử những vi phạm đối với những người được trao quyền quá lớn như vậy. Đấy là tôi chưa nói quy trình bổ nhiệm, bầu bán cán bộ như hiện nay, khó chọn được người tài để đảm nhiệm vị trí, vai trò này.

Với quy định như hiện nay, sự liên kết nhóm có thể trỗi dậy. Chúng ta thừa biết rằng, các vi phạm pháp luật vừa qua, mặc dù chưa có điều kiện ưu tiên vượt trội, thế mà lợi ích nhóm đã hình thành, lạm dụng quyền lực, bòn rút ngân sách… Còn bây giờ, chúng ta cho ưu tiên vượt trội lại không có sự giám sát chặt chẽ quyền lực thì rất đáng lo ngại. Tôi nghĩ cần cân nhắc”.

Luật về 3 đặc khu: 'Ưu đãi vượt trội thì trách nhiệm cũng phải vượt trội!'

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói thêm: “Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu không phải là một thiết chế quyền lực, cho nên không đủ năng lực giám sát. Chúng ta tưởng rằng, đây là một hình thức giám sát đối với đặc khu nhưng thực tế nó không phải là một thiết chế quyền lực.

Bởi vì, nó không trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước để tác động đến các hành vi của UBND và Chủ tịch UBND đặc khu. Chẳng qua đây chỉ là một tổ chức có tính chất tham vấn, có tính chất khuyến nghị. Vậy thì không cần thiết phải để Thủ tướng thành lập như trong dự thảo luật, mà đây là xuất phát từ nhu cầu công việc của trưởng đặc khu. Chúng ta nên có quy định mở để trưởng đặc khu có thể thành lập Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu trên sự chí thành tuyển những người tài…”.

Ngoài ra, Đại biểu này cũng bày tỏ quan điểm: “Cá nhân tôi không tán thành về quy định thời gian cho thuê đất quá dài, thậm chí đến hơn 90 năm. Cái này cần cân nhắc kỹ”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.