Triển lãm với tên gọi “Cổ ngọc Việt Nam” được khai mạc ngày 2/8 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Tràng Tiền – HN). Triển lãm lần này giới thiệu những hiện vật ngọc thuộc thời tiền sơ - sử, thời kỳ 10 thế kỷ đầu công nguyên và tập trung nhiều hơn vào những hiện vật ngọc tinh xảo thời kỳ Lê – Nguyễn.
Đỉnh ngọc trắng thời Nguyễn
Bộ sưu tập đặc biệt chú ý đến những hiện vật có những tinh văn đặc biệt quý như bộ 4 nghiên ngọc có khắc thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, những bộ ngọc tỷ của nhiều đời vua Nguyễn, ấn ngọc thuộc loại đồ thư văn bản dùng riêng cho vua chúa… Tất cả các cổ ngọc được trưng bày đều có màu sắc, chất liệu, phong cách trang trí đặc biệt quý hiếm.
Ông bút làm từ ngọc
Ngọc từ xa xưa vốn đã hiếm quý. Từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Ngoài ra ngọc còn được người đời tôn sùng bởi tác dụng và ý nghĩa thần bí. Chính bản thân vật liệu đã hết sức cao quý nên những hiện vật ngọc đều được chế tác hết sức cẩn thận, tinh mỹ, thể hiện sự tài khéo tột bậc của những người thợ thủ công truyền thống Việt Nam.
Những chi tiết tinh xảo trên một chiếc đĩa ngọc
Triển lãm lần này không chỉ là cơ hội để người dân tận mắt chiêm ngưỡng những báu vật lịch sử mà còn là dịp giới thiệu những nét đẹp của Việt Nam đến với đông đảo bạn bè quốc tế.
Tượng tiên nữ làm từ ngọc
Cùng với triển lãm "Cổ ngọc Việt Nam", Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng ra mắt cuốn sách cùng tên, dày 250 trang nhằm tôn vinh giá trị cổ ngọc của Việt Nam.
Dưới đây là hình ảnh một số cổ ngọc Nguoiduatin.vn đã ghi lại tại triển lãm:
Bàn cờ và quân cờ được chế tấc từ ngọc
Tượng cá vàng được làm từ ngọc nhiều màu
Hai thẻ Cát tường như ý làm bằng ngọc trắng xám, thời Nguyễn.
Lọ hồng ngọc
Bình có đế gỗ làm từ ngọc kim sa, vàng và gỗ
Ngọc trắng xanh nhiều màu bịt vàng, thời Nguyễn
> Xem thêm ảnh về Cổ ngọc Việt Nam tại đây
Phạm Hạnh