Với điều chỉnh như thời gian, qua không thể cân đối được với mức sống người dân. Về vấn đề này, đại diện Vụ tiền lương, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội thừa nhận, với mức lương hiện nay, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu.
Tiền lương cơ bản hiện nay vẫn khá thấp so với mức sống của người lao động (Ảnh minh họa)
Con số này ở khu vực sản xuất là 70%. Cũng vì vậy mà năm 2012 có tới 80% các cuộc đình công nổ ra với nguyên nhân chính là tranh chấp về lương. Dự báo năm nay kinh tế tiếp tục còn khó khăn. Do đó, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1-1-2013 với mức tăng 16-18% thấp hơn so với mức tăng (35-37%) đã trình trong Đề án mà Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã phê duyệt.
Đối với khu vực hưởng lương từ ngân sách, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 1,15 triệu đồng từ 1-7-2013 (thay vì điều chỉnh lên 1,3 triệu đồng từ 1-5-2013). Hiện chưa có điều kiện và tiêu chí cụ thể quy định mức sống tối thiểu để có thể dựa trên cơ sở đó quy định mức lương tối thiểu.
Nếu kinh tế phát triển tốt mới có đủ điều kiện để tăng lương tối thiểu cao hơn.
Đối với người lao động thì tiền lương là bộ phận chủ yếu của thu nhập, là nguồn để tái sản xuất sức lao động. Do vậy tiền lương là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ. Trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhiệm. Tền lương và thu nhập của người lao động là công cụ điều tiết quản lư nền kinh tế, Nhà nước phải nắm đầy đủ tiền lương và thu nhập của người lao động để điều tiết, quản lư nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế xă hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển. |
Nguyên An