Chàng trai xứ Mường làm hồi sinh nền đông y Việt
Từ ngàn năm nay, nhiều thế hệ người Mường đã sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình gắn liền với nghề dùng cây cỏ làm cây thuốc chữa bệnh, công việc quen thuộc đến mức cứ đời này truyền cho đời sau, họ coi nghề thuốc Nam chữa bệnh cứu người như hơi thở của mình vậy. Cũng như bất kì một dân tộc nào trong 54 dân tộc Việt, người Mường Hòa Bình tự thân đã tạo dựng một nền y học của riêng mình vừa đậm đà bản sắc dân tộc và mang nét riêng lạ với hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi tại nhà thuốc Mộc Nhân Đường, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn kể rằng: Tôi là người dân tộc Mường, sinh ra trong gia đình có tới 10 đời làm nghề thuốc Nam ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Sinh ra làm bạn với cây cỏ, dược liệu, lại hàng ngày nghe cha dạy bảo, tôi sớm biết được công dụng của từng loại cây lá, biết được cây nào chữa bệnh gì. Vốn là một thầy lang nổi tiếng trong vùng, được bà con trong bản yêu mến, cha tôi luôn ý thức truyền lại cho đời sau các kiến thức mình có để nền y học của dân tộc chúng tôi không bị mai một. Ông luôn nói, mỗi thế hệ người Mường luôn sản sinh ra một con người xứng đáng để kế nghiệp truyền thống của dòng họ, góp phần phát triển nền y học dân tộc, bản thân ông đã đại diện cho thế hệ mình và đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn tôi có lẽ đã là người tiếp theo được lựa chọn để kế nghiệp gia đình và giúp ích cho dân tộc mình, tôi phải xứng đáng với điều đó.
Ý thức được điều này, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn đã say mê tìm hiểu các tài liệu y văn cổ người Mường để tìm hiểu kiến thức đông y, ông tìm đến các nhà lang già nổi tiếng ở Hòa Bình, Tây Bắc để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với họ để lĩnh hội các bài thuốc quý. Nhận thấy tính cách chân thật, sự đam mê với nghề và sự thông minh của người con trai xứ Mường, nhiều vị lang già dân tộc ít người đã quyết định lựa chọn lương y Hoàng Văn Tuấn là người kế tục tinh hoa của họ bằng cách truyền lại bài thuốc quý cho ông. Do vậy ngay khi tuổi đời còn rất trẻ, lương y Hoàng Văn Tuấn đã sở hữu một kho tàng các bài thuốc đông y quý chữa tất cả các loại bệnh. Ông được mệnh danh là “kho thuốc sống của người dân tộc Mường ở Hòa Bình”.
Không bằng lòng với kiến thức mình có, từ bản làng xa xôi, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn muốn vươn ra biển lớn bằng cách học tập các kiến thức mới mẻ, hiện đại của nền y học dân tộc để phát triển các bài thuốc mình có. Ông quyết tâm theo học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và trường Đại học Lâm Nghiệp. Tại đây ông bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu “Cây thuốc dưới tán rừng Vùng Tây Bắc” Ra trường, ông về công tác và trở thành Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Dược liệu thuốc Nam, Giám đốc nhà thuốc Mộc Nhân Đường.
Trong quá trình làm việc, công tác, ông vẫn đau đáu với những cây thuốc quê nhà, những bài thuốc bí truyền của dân tộc, ông thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệm các công thức các bài thuốc để vừa đúc rút kế thừa vừa không ngừng cải tiến để các bài thuốc phù hợp hơn với thời đại.. Đến nay, ông được mệnh danh là kho báu thuốc nam của người Mường” vì nắm giữ nhiều bài thuốc quý nhất về các bệnh xương khớp, thoái hóa, tiểu đường, trĩ, gan, mỡ máu, mỡ gan, dạ dày, đại tràng, huyết áp cao, thấp, yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn, lậu, giang mai ngứa lở, mề đay, sởi, quai bị, thủy đậu…
Những đóng góp quý báu cho y học nước nhà
Đi học tại học viện hàng đầu quốc gia về y học, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn được tiếp xúc và có cơ hội hợp tác với nhiều cây đa cây đề trong ngành đông y Việt, khâm phục tài năng và đức độ của chàng trai bản Mường, họ đã đồng ý hợp tác với ông để nghiên cứu và cùng phát triển các bài thuốc cổ phương của người Mường lên tầm cao mới. Các đề tài nghiên cứu khoa học của ông cùng với các chuyên gia đầu ngành đã tìm cách lí giải trên phương diện khoa học vì sao các bài thuốc cổ của người Mường mà ông sở hữu có công hiệu kì diệu đến thế. Hiện nay, có nhiều bài thuốc đã được nghiên cứu thành công và xuất hiện trên các tạp chí y học chuyên ngành của nhà nước như là một minh chứng cho thành tựu của nền y học người Mường trong hệ thống nền y học dân tộc.
Nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước không ngừng săn tìm và trả giá cao với ý định mua công thức các bài thuốc quý của lương y Tuấn để sản xuất đại trà nhưng ông quyết tâm không bán. Ông mong muốn bài thuốc được chính tay ông được trực tiếp đưa đến với người bệnh có quá trình kiểm nghiệm hiệu quả cụ thể, chính xác để đúc rút và phát triển chứ không nhằm mục đích kinh doanh buôn bán, kiếm lời.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Lương, một lão thành Việt Nam trong việc nghiên cứu y học người Mường từ 20 năm nay đã nhận định: “Người Mường không có một hệ thống y học bài bản và khoa học như y học hiện đại, các tài liệu y văn cổ còn được lưu truyền không còn nhiều cho đến ngày nay, đặc điểm của nền y học này là chủ yếu chữa bệnh bằng kinh nghiệm cha truyền con nối, nên xảy ra tình trạng bị thất truyền nhiều bài thuốc quý của dân tộc, tuy nhiên lương y Hoàng Văn Tuấn là một trong số ít người hiếm hoi hiện nay còn sở hữu được kho tàng thuốc Nam quý báu của người Mường. Không những thế ông còn được học hành bài bản nên không chỉ là người làm hồi sinh nền y học người Mường mà còn thổi hồn làm sống lại linh hồn bài thuốc qua góc nhìn mới”.
Hiệu quả thực tế của bài thuốc dân tộc Mường trên người bệnh
Luôn đề cao hiệu quả chữa trị nên ngoài việc áp dụng tinh hoa dân tộc mình vào bài thuốc, Thạc sĩ, lương y Tuấn đã không ngừng đúc rút, sáng tạo để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất. Do vậy ông đã chữa cho hàng ngàn người khỏi các bệnh lý từ đơn giản cho đến phức tạp như: xương khớp, thoái hóa, tiểu đường, trĩ, gan, mỡ máu, mỡ gan, dạ dày, đại tràng, huyết áp cao, thấp, yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn, lậu, giang mai ngứa lở, mề đay, sởi, quai bị, thủy đậu …
Bác Trịnh Văn Lợi (57 tuổi, Hà Nam) nói về cơ duyên chữa bệnh của lương y xứ Mường Hoàng Văn Tuấn như sau: “Tôi bị tiểu đường tuýp 2 đã 7 năm, hàng ngày bệnh nặng đến mức phải tiêm đến 4 ống insulin rất tốn kém. Nhà tôi có gì đáng giá đều bán đi để chữa bệnh mà không khỏi, có căn nhà cũng đang định bán nốt thì gặp được lương y Tuấn. Ông kê cho tôi 1 tháng thuốc uống và dặn kiêng khem ăn uống, tập luyện. Không rõ tôi hợp thuốc hay do thuốc quá công hiệu mà uống nửa tháng tôi đã ít hẳn tiểu đêm, đỡ tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Uống đến tháng thứ 2 lượng đường giảm xuống từ 14 xuống 8.5. Uống đến tháng thứ 3 thì lượng đường huyết đi xét nghiệm còn 7.3 trở về bình thường, tôi rất mừng nên kiên trì uống thuốc Nam tiếp, dừng hẳn tiêm insuline, đỡ tốn kém hẳn.” Dù vậy, lương y Tuấn dặn bác Lợi không được chủ quan phải dùng thuốc Nam chung sống hòa bình với bệnh suốt đời.
Nhiều bệnh nhân xương khớp khi đến với lương y Hoàng Văn Tuấn đã không tốn kém tiền phải đi phẫu thuật, tránh được biến chứng của can thiệp dao kéo khi đã thuyên giảm bệnh sau một thời gian điều trị. Bác Trịnh Đình Bình (60 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) hồ hởi chia sẻ: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm khi chụp phim đã chèn ép nhiều vào tủy sống, bác sĩ đã chỉ định cho tôi đi phẫu thuật. Nhưng nghĩ thấy phẫu thuật quá tốn kém lại đối mặt với nguy cơ liệt là 50% nên tôi không dám. Nhưng có đêm 1-2 giờ sáng đau quá không chịu được, ngồi dậy khóc không nổi. Con cái không dám đánh thức dậy vì sợ làm phiền nhưng quả thật là vô cùng khổ sở. Đến khi biết đến lương y Tuấn, tôi mới thật sự được giải thoát. Chỉ sau 1 tháng thuốc vừa đắp vừa uống tôi đã ngủ được ngon giấc hơn vì cơn đau nhẹ bớt. Thấy tiến triển tôi kiên trì dùng liền 4 tháng, đến giờ tôi chỉ còn thỉnh thoảng mới có cơn đau, nó cũng giảm cường độ đi nhiều. Ăn ngon, ngủ khỏe. Được như thế này tôi rất mừng, vừa không phải phẫu thuật mà ổn định được bệnh”.
Lí giải hiệu quả bài thuốc, Thạc sĩ, lương y Tuấn cho biết: Những bài thuốc của tôi đều gồm nhiều vị thuốc khác nhau, có vị đơn giản quen thuộc, có vị quý hiếm, có một số vị phải lấy trên núi cao, rừng sâu, trèo đèo lội suối nhiều ngày mới có được. Đặc biệt, có nhiều vị thuốc chỉ người Mường dân tộc tôi mới biết tên và chỉ lưu truyền trong y văn cổ của dân tộc Mường, còn trong sách y học hiện đại không hề biết tới. Do đó, có nhiều lang y khác thấy bài thuốc của tôi tốt muốn bắt chước theo cũng không sao giống được.
Riêng bài thuốc chữa xương khớp, gãy xương ngoài thuốc uống dạng sắc, lương y Tuấn còn sử dụng thuốc lá đắp để chữa. Được coi là “cao thủ đắp thuốc xứ Mường” ông là một trong số ít lương y ở Việt Nam sở hữu bí quyết làm thuốc lá đắp vào chỗ gãy xương hoặc chỗ xương khớp sưng nóng đỏ đau để làm liền xương hoặc làm giảm đau, tiêu sưng, giảm phù nề, từ đó chỉ sau 10 -20 ngày là bệnh nhân liền xương, hết đau, hết bệnh. Công trình nghiên cứu mang đậm bản sắc dân tộc này đã mang lại giá trị chữa bệnh rất cao cho người bệnh.
Chữa trị bệnh hiệu quả là thế, nhưng tại bản Mường quê ông, có rất nhiều người dân ngày càng không mặn mà với nghề, riêng lương y Tuấn thì vẫn trước sau như một, dành cả đời tâm huyết để giữ nghề của ông cha để lại, vì theo ông: Đó là những tài sản vô giá được chọn lọc qua nhiều thế hệ người Mường ở Hòa Bình. Và mỗi bài thuốc là 1 giá trị không thể đong đếm, phải lưu giữ các bài thuốc để có thể giúp người, cứu người. Và cho đến nay đến nay Lương y Hoàng Văn Tuấn vẫn sống rất xứng đáng với biệt danh “kho thuốc sống của người Mường Hòa Bình”.
Dẫn lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam: Y học cổ truyền các dân tộc là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn. Theo lương y Tuấn, đây chính là tin vui, đánh dấu sự hồi sinh của nền y học bản địa nước nhà.
Là người sở hữu kho báu thuốc Nam khổng lồ của người Mường, kế thừa tinh hoa gia tộc họ Hoàng, Thạc sĩ, lương y Hoàng Văn Tuấn luôn đau đáu một trăn trở: Nền đông y của Việt Nam vốn có từ lâu đời với nhiều thế mạnh, làm sao để giữ gìn và phát huy vốn quý đó? Làm sao để các bài thuốc quý đến được với người bệnh? Nhìn ra thế giới, các nước tiên tiến bậc nhất cũng rất ưa chuộng nền y học cổ truyền, tỉ lệ sử dụng y học cổ truyền có nước lên đến 90% người dân, trong khi Việt Nam với lịch sử đông y lâu đời và được ưu đãi về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật phong phú. Riêng vùng núi cao Hòa Bình là cái nôi thuốc Nam của nước ta, nơi mọc lên hàng ngàn cây thuốc quý hiếm nhưng xảy ra tình trạng nhiều dược liệu quý đã bị khai thác bán ra nước ngoài.
Xuất phát từ trăn trở đó, lương y Hoàng Văn Tuấn đã phát triển nhà thuốc Mộc Nhân Đường tiền thân nhà thuốc 10 đời của dòng họ Hoàng, đánh dấu sự đóng góp cho việc gìn giữ và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam trong thời đại mới. Nhà thuốc là kết tinh kho báu thuốc Nam của người Mường với hàng nghìn bài thuốc quý. Không chỉ phát huy vai trò trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân, nhà thuốc Mộc Nhân Đường còn có những đóng góp rất lớn cho nền y học Việt Nam trong việc chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều bệnh nhân nghèo, trẻ nhỏ và các bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Bên cạnh đó, nhà thuốc Mộc Nhân Đường còn nghiên cứu, nuôi trồng, nhân giống các thảo dược quý để bảo tồn nguồn dược liệu thuốc Nam cho dân tộc. Hiện nay, nhà thuốc Mộc Nhân Đường là một điểm du lịch đông y đầu tiên ở Việt Nam hàng ngày đón rất nhiều các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, khi đến với nhà thuốc, du khách sẽ được bắt mạch, khám bệnh miễn phí và mua những thảo dược quý hiếm, có cơ hội tìm hiểu kho tàng y học thuốc Nam của người Mường nói riêng và nền y học cổ truyền Việt Nam nói chung.Hiện tại lương y Tuấn có các phòng khám chi nhánh tại Hòa Bình, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tòa soạn xin cung cấp số điện thoại của lương y Tuấn để bạn đọc tiện liên lạc:
Điện Thoại: 0978.732.490 - 0961.449.985
Thu Hà