Lưu thông khí huyết kém – Thủ phạm gây chứng tê bì chân tay

Lưu thông khí huyết kém – Thủ phạm gây chứng tê bì chân tay

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 3, 13/03/2018 17:08

Tê bì chân tay là một hiện tượng gặp phải khá phổ biến ở người già và người trẻ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những thủ phạm chính là lưu thông máu kém, "bất thông tắc thống".

Bệnh dễ nặng hơn vào mùa đông bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng.

Tê bì chân tay gây khó khăn cho quá trình vận động

Tê bì chân tay là triệu chứng xuất hiện do những tổn thương của dây thần kinh vận động, bắt đầu bằng những triệu chứng tê, sau đó là yếu liệt cơ, và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động. Bác Hoàng Hường (Hà Nội) người đã nếm trải cảm giác tê bì chân tay nhiều năm nay có mô tả rằng: “Tôi thường bị mất ngủ bởi cảm giác như kiến bò xung quanh tay, chân, thậm chí cảm giác đó lan lên cổ tay, cánh tay và cả vai gáy, nhất là khi thời tiết thay đổi thì triệu chứng càng nặng hơn, đi đứng không vững, chân giống như giẫm phải cát, tê, lạnh dần, thậm chí nhiều lúc cầm nắm vật gì cũng không được, sợ nhất là nhiều khi sờ vào vật nóng, lạnh cũng không hề cảm nhận thấy”.

Lưu thông khí huyết kém – Thủ phạm gây chứng tê bì chân tay

Tê bì chân tay gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Tê bì chân tay có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý. Dù tê bì chân tay bị gây ra bởi nguyên nhân nào thì cũng có những biểu hiện ban đầu là các đầu ngón tay bị tê, có cảm giác như bị châm bằng kim, buồn tê, chuột rút khá khó chịu. Điều tương tự cũng xảy ra với đầu ngón chân. Mức độ tê đau ngày càng tăng lên, các ngón tay và ngón chân bị tê nhức, buốt nhiều và đau lan dọc cả cánh tay, khó để cầm nắm đồ vật và đi lại khó khăn là biểu hiện khi bệnh tê bì chân tay chuyển biến nặng hơn. Ngoài tay, những triệu chứng tương tự cũng xuất hiện ở ngón chân, bàn chân, cổ chân, chạy lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi và eo…

Lưu thông khí huyết kém – Một trong những thủ phạm gây chứng tê bì chân tay

Máu là nguồn dinh dưỡng quý giá của toàn cơ thể. Máu lưu thông tốt sẽ giúp toàn bộ lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh và ngược lại, máu lưu thông kém khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khoẻ. Yếu tố lưu thông khí huyết kém được đánh giá là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng tê bì chân tay. Cơ bắp không đủ máu cùng oxy và dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi khi hoạt động thể lực, làm tích tụ acid lactic gây chuột rút, tê mỏi, bì, lâu ngày có thể bị nhão, teo cơ, hoại tử cơ… Khí huyết bị ngưng trệ có thể do vận động sai tư thế, do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết hoặc do các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh gây nên.

Khi cơ thể ở sai tư thế khiến mạch máu và thần kinh bị chèn ép lâu, máu bị ứ đọng và khó lưu thông, các mạch máu sẽ sản sinh ra acid và khiến chân tay bị tê bì. Hay đối với những người có sức đề kháng yếu thường dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường xâm nhập như thời tiết chuyển nóng hay chuyển lạnh đột ngột, gió mưa, độ ẩm tăng cao cũng khiến chân tay bị tê bì do khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác. Các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, các bệnh về dây thần kinh và tim mạch, bệnh đau nửa đầu hay thiếu máu lên não cũng có thể gây chèn ép lên dây thần kinh và khiến chân tay bị tê bì.

Đặc biệt khi trời trở lạnh áp suất khí quyển và nhiệt độ giảm, độ ẩm không khí tăng lên càng khiến cho tình trạng tê bì chân tay thêm trầm trọng, mạch máu bị co lại khi nhiệt độ giảm xuống, khiến máu trong cơ thể lưu thông kém càng làm chân tay đau buốt, tê cứng hơn.

Phong đau xương khớp Tê Tê giúp hoạt huyết, lưu thông khí huyết, giảm tình trạng chân tay tê bì

Bệnh tê bì chân tay trong Đông y được lý giải do cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu gặp phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh, khiến kinh mạch bị ứ trệ, máu kém lưu thông và làm xuất hiện cảm giác đau buốt, tê bì ở các chi. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng tê bì chân tay, các bài thuốc Đông y tập trung vào vấn đề hoạt huyết, lưu thông khí huyết cho cơ thể, bồi bổ can thận, mạnh gân cốt.

Lưu thông khí huyết kém – Thủ phạm gây chứng tê bì chân tay (Hình 2).

Phong đau xương khớp Tê Tê giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay

Một số vị thuốc trong Đông y có tác dụng cải thiện tình trạng chân tay tê bì như Hy thiêm, Ngưu tất… Hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, lợi gân xương. Ngưu tất vị đắng, chua, tính bình có tác dụng ngăn ngừa máu ứ trệ, thông kinh mạch, chủ trị các chứng tê liệt, co cơ, chân tay đau nhức nhức, tê bì, chuột rút…Trong sản phẩm Phong đau xương khớp Tê Tê ngoài hy thiêm và ngưu tất còn có các dược liệu như dây đau xương, lá lốt, bổ sung thêm Glucosamin và Chondroitin hữu cơ giúp bồi bổ can thận, khu phong, mạnh gân cốt, giúp hoạt huyết, lưu thông khí huyết, giảm tình trạng khí huyết ngưng trệ, chân tay tê bì, đi lại chậm chạp, khó khăn.

Bên cạnh việc điều trị căn nguyên, nguyên tắc chung khi điều trị chứng tê bì chân tay do bất kì bệnh lý nào gây ra người bệnh cũng cần phải tăng cường vận động để lưu thông máu nuôi dưỡng các cơ, chi; có chế độ dinh dưỡng hợp lý và được thăm khám thường xuyên định kì.

------

Phong đau xương khớp Tê Tê – Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ

Địa chỉ: 93 Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Lô M1, Đường N3, KCN Hòa Xá, Nam Định

Điện thoại: 024.37666912/13/14

Phương Thảo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.