Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách thắp nhang và thờ cúng Thần tài – Ông Địa như thế nào để mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe,…?
Tất nhiên, muốn mọi việc thành công, có kết quả tốt, bạn nhất thiết phải bỏ ra công sức của chính bản thân, và nỗ lực hết sức trong công việc thì mới có kết quả như ý.
Nhưng khi thời cúng Thần Tài – Ông Địa, mỗi nhà cần phải hiểu rõ về những quy trình cũng như cách thức sau để đạt được đến điều chúng ta mong muốn.
Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài - Ông Địa
Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa tuy để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.
Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.
Đồ cúng Thần Tài - Ông Địa nên là đồ ngọt
Khi cúng Thần Tài - Ông Địa người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi….
Gia chủ nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt).
Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Ảnh minh họa.
Thắp nhang liên tục trong 100 ngày sau khi lập ban thờ Thần Tài - Ông Địa
Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí.
Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đ