Lý do bất ngờ sau việc Belarus không “mặn mà” với S-400 của Nga

Lý do bất ngờ sau việc Belarus không “mặn mà” với S-400 của Nga

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 27/02/2020 19:26

Giới phân tích cho rằng Belarus không có nhu cầu thực sự đối với S-400, vì diện tích tương đối nhỏ của đất nước này cũng như khả năng của các hệ thống phòng không S-300 là khá đủ để bảo vệ biên giới.

Theo Bulgarianmilitary, truyền thông Belarus đưa tin Belarus chưa có ý định mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Triumf S-400 của Nga vì nhận thấy chúng không mang lại lợi ích thiết thực.

Giới chức quốc phòng Belarus nhận định việc phải trả hàng tỷ USD cho một tổ hợp vũ khí chưa từng trải qua thực chiến là điều chưa nên.

Tờ Naviny của Belarus cho rằng Nga nên quan tâm đến việc cung cấp S-400 miễn phí cho Belarus, bởi vì sự hiện diện của Triumf trên lãnh thổ quốc gia này sẽ giúp Nga có thông tin cảnh báo sớm về mọi vụ phóng tên lửa từ hướng Tây, nhận thêm 45 - 50 phút để đẩy lùi các cuộc tấn công.

Tiêu điểm - Lý do bất ngờ sau việc Belarus không “mặn mà” với S-400 của Nga

Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng Belarus không có nhu cầu thực sự đối với S-400, vì với diện tích tương đối nhỏ của đất nước này cũng như khả năng của các hệ thống phòng không S-300 là khá đủ để bảo vệ biên giới.

Chính vì lý do trên mà Minsk nhiều khả năng sẽ không tìm kiếm nguồn cung cấp S-400 Triumf, đặc biệt là trong bối cảnh Washington đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào mua vũ khí Nga.

S-400, do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Hệ thống này được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó. Nga thiết lập 4 trung đoàn S-400 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia tại Moscow, vùng Kaliningrad, và Quận Quân sự phía Đông.

Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.

Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm. Nó có thể hạ mục tiêu như chiến đấu cơ ở độ cao 27 km hoặc các mục tiêu tầm thấp, cách mặt đất chỉ từ 5 - 10 m. Đây là đặc điểm mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất kỳ quốc gia nào làm được.

S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.

Nhằm tăng khả năng tác chiến trong bán kính 100 km và địa hình chia cắt, S-400 được trang bị cả các máy tiếp phát truyền dữ liệu và liên lạc.

S-400 có thể được triển khai chỉ trong 5 phút. Nó hoạt động hiệu quả gấp đôi hệ thống phòng không trước đây của Nga.

Năm 2019, do những thay đổi của tình hình Trung Đông và chiến sự Syria, nhiều loại vũ khí đã có mặt trên chiến trường, trong đó có máy bay F-35, Su-35, xe tăng Leopard 2 và máy bay không người lái Global Hawk.

Tuy nhiên, loại vũ khí đươc nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019 lại là hệ thống phòng không S-400 của Nga. S-400 thu hút sự chú ý không phải vì nó tạo ra chiến tích đặc biệt nào, mà vì nó đã làm rạn nứt quan hệ đồng minh Mỹ - Thổ và cũng tạo ra nhiều “tai tiếng” cho các đồng minh của Mỹ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.