Lý do bất thường khiến giao tranh diễn ra ở biên giới Trung-Ấn

Lý do bất thường khiến giao tranh diễn ra ở biên giới Trung-Ấn

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 03/07/2017 19:12

Biên giới Trung Quốc-Ấn Độ chưa bao giờ nóng như hiện tại. Diễn biến trong quan hệ giữa hai quốc gia này đặc biệt thu hút sự quan tâm của khu vực cũng như thế giới...

Thời điểm nhạy cảm

Một dải đất yên tĩnh ở nơi hoang vu nhất của dãy Himalaya - nơi phân cách giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong tuần này, khi căng thẳng leo thang trong cuộc tranh chấp biên giới mới giữa hai cường quốc đang trỗi dậy ở châu Á.

Dù không ai rõ chính xác điều gì đang xảy ra giữa khu tam giác hẻo lánh Sikkim, Tây Tạng và Bhutan, nhưng theo các báo cáo quân sự, đã có tới 3.000 quân được hai nước Trung Quốc và Ấn Độ triển khai tới đây và có một vụ xô xát ở Doka La đã xảy ra, theo SCMP.

Tiêu điểm - Lý do bất thường khiến giao tranh diễn ra ở biên giới Trung-Ấn

Những người lính tại biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đã có một cuộc đụng độ trong thời gian gần đây.

Bác bỏ quan điểm trên, Jagannath Panda, người đứng đầu Trung tâm Đông Á thuộc viện Nghiên cứu Quốc phòng và Phân tích ở New Delhi nhận định, vụ việc thực chất là thông điệp Trung Quốc muốn gửi tới Ấn Độ rằng họ không nên "vì Mỹ mà bỏ qua mối quan hệ với Trung Quốc".

"Trung Quốc đang cố gắng đưa ra tuyên bố, đã đến lúc Ấn Độ nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề ranh giới", ông nói. 

Rajeev Ranjan Chaturvedy, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore lại cho rằng, dường như sự đụng chạm của Trung Quốc vào phần biên giới với Bhutan mới là lý do chính cho những gì vừa diễn ra.

"Chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc cạnh tranh chiến lược đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Không có điểm nào phủ nhận rằng quan hệ chính trị giữa họ đã xấu đi trong những năm gần đây, mặc dù quan hệ kinh tế và thương mại được cải thiện trong thời gian qua”, Sun Shihai,  nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói trên SCMP.

Giới quan sát cho biết, các tranh chấp biên giới lâu dài giữa hai người khổng lồ châu Á dường như không có bất kỳ giải pháp nào nhanh chóng vì các bên có rất ít động lực để hóa giải khác biệt.

Tuy nhiên, cả hai được cho là sẽ giữ ngọn lửa xung đột xuống mức nhỏ nhất.

"Chắc chắn bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào cũng không mang đến lợi ích cho kẻ trong cuộc và các nhà lãnh hai nước đều nhận thức được điều này", nhà nghiên cứu Chaturvedy nhấn mạnh.

Đọc thêm>>> 48h trước tối hậu thư, chảo lửa Qatar nóng như 'thùng thuốc súng'

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.