Lý do của tội phạm dã man qua góc nhìn luật sư

Lý do của tội phạm dã man qua góc nhìn luật sư

Thứ 6, 04/01/2013 10:31

Gia đình nghèo, bố mẹ không hạnh phúc, bất công xã hội, tổ chức xã hội 'mang tính hình thức' là nguyên nhân sinh ra tội phạm hiện nay, theo tiến sỹ luật Trần Đình Triển.

* Cập nhật chi tiết nội dung cuộc đối thoại trực tuyến có chủ đề 'Phòng chống, ngăn chặn tội phạm có hành vi tàn bạo, dã man hiện nay' do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin mới tổ chức hôm 21/12.

> Giao lưu trực tuyến với nữ nhà văn Di Li, nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, tiến sỹ luật Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển đã từng tham gia bào chữa ở nhiều vụ án lớn, nổi tiếng. Theo ông, nguyên nhân xã hội, nguyên nhân để thúc đẩy việc gây tội ác là gì?

Luật sư - Lý do của tội phạm dã man qua góc nhìn luật sư

Tiến sỹ Trần Đình Triển (bên trái ngoài cùng) trong buổi giao lưu trực tuyến hôm 21/12 do báo Người đưa tin tổ chức.

Tiến sỹ luật, luật sư Trần Đình Triển:

Trước hết, tôi cho rằng việc giao lưu trực tuyến của chúng ta ở đây, về góc độ xã hội học hay luật pháp hay nhà báo thì chúng ta đặt ra vấn đề là đi tìm nguyên nhân và phương pháp để giải quyết nó như thế nào để ngăn chặn được tội phạm đó là vấn đề rất quan trọng. Có một thống kê mà theo tôi là rất thuyết phục. Thứ nhất là nguyên nhân phạm tội của độ tuổi vị thành niên là do không có sự chăm sóc của gia đình dẫn đến sự vi phạm là chiếm tới 70%, đây là một nguyên nhân.

Thứ hai là do chính cha mẹ không làm gương cho con cái, hoàn cảnh gia đình mà bố mẹ nghiện hút thì cũng dẫn đến 30% số con cái bị vi phạm pháp luật. Rồi cha mẹ làm ăn phi pháp, buôn gian bán lậu dẫn thì trẻ em khi phạm tội rơi vào trường hợp đó là 21%. Trong gia đình có anh chị, em phạm tội, họ cho rằng việc đi vào trại của anh, chị, em mình như đi chợ thì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ nhỏ, ở đây là tuổi vị thành niên phạm tội. Trong hoàn cảnh này thì con số đưa ra là chiếm 8%. Rồi những đứa trẻ bị xấu số, rơi vào hoàn cảnh mồ côi, bố mẹ mất sớm, ở với ông bà, cô dì, chú bác thì rơi trong hoàn cảnh này chiếm…Rồi cha mẹ li dị, con cái không được ở bên cạnh, ở với cha thì mất mẹ, ở với mẹ thì mất cha, bố mẹ lấy vợ lấy chồng mới, con cái ở với cha, dì dượng thì con số phạm tội này cũng không ít, chiếm đến tỉ lệ là 32 %. 

Một điều kiện nữa là trong cuộc sống gia đình, vợ chồng không hòa thuận dẫn đến cãi vã, đánh nhau thậm chí cha mẹ đánh con cái rồi con cái hỗn láo với cha mẹ, rơi trong hoàn cảnh này thì con số cũng rất là lạ chiếm đến 49%. Một nguyên nhân nữa là những đứa trẻ sống trong môi trường con ông cháu cha, chiều chuộng, chăm sóc mà nói tóm lại là như một quý tử, ai đụng đến là công an đến thì tỉ lệ này cũng chiếm không ít chiếm đến 21%. 

Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên ở trong con người từ khi sinh ra. Chúng ta nhớ rằng Bác Hồ nói một câu rất hay: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, tức là ai cũng có tính thiện khi sinh ra, khi ta cất tiếng khóc chào đời rồi. Đấy, khi chúng ta nghiên cứu tội phạm, chúng ta phải nghiên cứu như vậy. Vậy tại sao người này phạm tội, người này tốt, người kia xấu thì chúng ta phải đặt ra nguyên nhân chính là do gia đình, như con số chúng ta vừa đưa ra. Vậy thì nhà nước phải quan tâm đến trách nhiệm của gia đình như thế nào? Đấy là vấn đề. 

Thứ hai là trách nhiệm của xã hội, trong đó có trường học. Chúng ta phải giáo dục trẻ như thế nào và làm gương cho trẻ như thế nào? Tôi ví dụ rằng giáo trình cho học sinh lớp 1 chưa hẳn phải đưa ra những lịch sử cao siêu, mà trước hết phải dạy lễ giáo, biết quý trọng ông bà, thương người như thể thương thân, thương bố mẹ và có sự nhường cơm sẻ áo, một cộng đồng xã hội không có con người với con người thì còn ai. Dạy đạo lý đó, rõ ràng về phía giáo dục thì cũng phải đổi mới và thậm chí những người thầy giáo, cô giáo cũng phải làm gương, kể cả phụ huynh cũng phải làm gương. 

Tôi lấy ví dụ như, cô giáo mà chưa gì ngày Tết đã đòi thế này thế kia và phải học thêm cô thì mới được điểm thế nào, ngay điều đó từ đầu đã tạo cho đứa trẻ cái nhìn không tốt, đấy cũng là một nguyên nhân. 

Và tôi cũng nói lại nguyên nhân này của các phụ huynh, ở đất nước mình rất là lạ, tức là hơn nhau tấm áo manh quần, đi đón con ở một lớp mẫu giáo, lớp 1, người đi ô tô, người đi xe đạp. Hình ảnh đó tạo cho đứa bé tâm lí, con ông này thì được đi ô tô, mình sinh ra thì phải đi xe đạp, nó tác động về mặt xã hội. 

Từ việc nhỏ đó thôi, nên là trách nhiệm của  Đoàn Thanh niên đâu, Hội Phụ nữ đâu, Hội Cựu chiến binh đâu? Chúng ta sinh ra rất nhiều cơ quan chức năng nhưng các anh các chị sống ở đây, rất nhiều năm qua, chức năng xã hội của các tổ chức xã hội ở ngay tổ dân phố mình như thế nào? Thật ra hoàn toàn mang tính hình thức. 

Tôi chả thấy cái hội phụ nữ phường là nó như thế nào, đoàn thanh niên nào cả nhưng khi con nhà ông bên cạnh, nó là con gái thi được giải nhất toàn quốc chẳng hạn, thế là ngày mai đã báo cáo ra ra rả là phường tôi có gia đình chị này có con như thế này. Còn gia đình người ta sống như thế nào, trách nhiệm như thế nào, thậm chí đánh nhau lên báo rồi, báo lên chi hội rồi nhưng cũng chỉ nói chưa đến mức gãy chân, gãy tay để mà phải xử lí. 

Tiếp tục cập nhật...

Ban Thư ký - Biên tập 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.