Lý do đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ

Lý do đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 3, 06/06/2017 18:30

Tại phiên thảo luận về dự án luật Cảnh vệ, nhiều ĐBQH đề nghị đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ vào luật.

Xã hội - Lý do đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ

ĐB Trịnh Ngọc Thúy đề nghị đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ. Ảnh: Đỗ Thơm

Chiều 6/6, QH tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án luật Cảnh vệ.

Phát biểu tại hội trường, ĐB Trịnh Ngọc Thúy, đoàn TP.HCM đề nghị: “Trong xu hướng cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế, việc đưa Chánh án TANDTC vào đối tượng cảnh vệ là hoàn toàn hợp lý”.

ĐB Thúy phân tích: “Theo các quy định mới của Hiến pháp 2013 đã xác định rõ vị trí pháp lý của TAND tại khoản 1, điều 102, đồng thời, Hiến pháp cũng quy định phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp của QH, hành pháp thuộc Chính phủ, tư pháp của tòa án trong việc thực hiện thống nhất quyền lực của Nhà nước. Theo các quy định mới của Hiến pháp, luật Tổ chức tòa án đã có các quy định cho thấy việc nâng cao vị thế, vai trò của Chánh án TANDTC. Theo đó, Chánh án TANDTC do QH bầu, miễn nhiễm.

Lý do thứ hai là từ khi Hiến pháp 2013 ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn phân công một đồng chí Bí thư TƯ Đảng đảm nhiệm vị trí Chánh án TANDTC. Đặc biệt, tại kỳ họp đầu tiên QH khóa XIV, Chánh án TANDTC là một trong 4 người phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, với nhân dân trước Hiến pháp, QH, cử tri cả nước.

Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động tư pháp, với vị trí vai trò đó thì vị thế của người đứng đầu một cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người có vị trị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị cần phải được quy định là đối tượng cảnh vệ.

Quy định như vậy không đặt ra thêm đối tượng cảnh vệ. Bởi vì, Chánh án TANDTC đã là Bí thư TƯ Đảng, là đối tượng cảnh vệ theo điều 10 của dự thảo luật Cảnh vệ và cũng không đặt ra thêm biên chế cảnh vệ”.

Đồng quan điểm với ĐB Trịnh Ngọc Thúy về việc cần quy định Chánh án TANDTC là đối tượng cảnh vệ, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhấn mạnh: “Tôi không phải cán bộ công chức của ngành tòa án nhưng theo nhận thức của tôi, đối chiếu với các quy định của Đảng là Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức QH, Luật Tổ chức TAND, tôi đề nghị đưa chức danh Chánh án TANDTC là đối tượng cảnh vệ. Việc này bảo đảm tất cả yêu cầu về mặt chính trị, vị trí vai trò của Nhà nước.

Chúng ta có 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, một số cán bộ ngành tư pháp tâm tư, băn khoăn mặc dù Nhà nước đã quan tâm ngành tòa án, về tư pháp những họ vẫn cảm thấy bị “lép vế” vì Chánh án TANDTC là người lãnh đạo cao nhất cơ quan thực hiện quyền tư pháp không được quy định trong đối tượng cảnh vệ".

Trong tất cả 18 chức danh quy định tại Điều 10 của dự thảo, xác định Bí thư TƯ Đảng là đối tượng cảnh vệ. Tuy nhiên ĐB Lưu Đình Nhưỡng đặt vấn đề giả sử đồng chí Chánh án TANDTC không phải Bí thư TƯ Đảng không phải đối tượng cảnh vệ liệu có "lép vế" so với lĩnh vực khác.

Đỗ Thơm

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.