Hạt nhân Triều Tiên đã trở thành mối đe dọa cận kề với Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua. Với Tokyo, đó là một vấn đề mà họ không có giải pháp hoàn hảo. Đó cũng là lý do quan trọng để buộc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phải cấp tốc bay tới New York chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng. Ông muốn tìm kiếm sự bảo đảm cho một liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật vẫn luôn ổn định trong nhiệm kỳ mới.
3 lý do khiến Nhật Bản có thể thành nạn nhân “bất đắc dĩ”
Corey Wallace, chuyên gia phân tích an ninh thuộc đại học Freie ở Berlin, cho biết: "Hậu quả xảy ra khi Mỹ mạnh tay với Triều Tiên sẽ là rất khắc nghiệt đối với Nhật Bản. Nó còn có khả năng mở rộng quy mô khi xung đột với Trung Quốc cũng diễn ra đồng thời".
Trái với những gì Chính phủ lo ngại, các vụ phóng tên lửa nhắm vào vùng đặc quyền kinh tế nước này không hẳn đã khiến người dân cảm thấy lo lắng. Shunji Hiraiwa, một chuyên gia về ngoại giao Triều Tiên tại đại học Nanzan ở thành phố Nagoya nói rằng, trong khi nhiều người ở Nhật "cảm thấy có nguy cơ chiến tranh hiện hữu, nhiều người khác lại không cảm thấy điều này”.
Quan điểm này được lặp lại bởi Narushige Michishita, giáo sư thuộc viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo Michishit: "May mắn thay, tình hình hiện tại không phải là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện nay khá ít người hoảng sợ”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "một số đối tượng khác lại cảm thấy mối đe dọa đang sát sườn”.
Washington Post dẫn lời Mitsuharu Suzuki, một nhân viên văn phòng 67 tuổi bày tỏ: "Chúng tôi đang đối mặt với Triều Tiên trên biển Nhật Bản, vì vậy lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy căng thẳng". Sachiko Kaneko, một bà nội trợ 69 tuổi cũng chia sẻ mối lo chung. "Các tên lửa đến thường xuyên, vì vậy tôi cảm thấy rất lo lắng", bà nói.
Kiyoshi Sugimoto, người làm việc trên một chiếc thuyền đánh bắt mực ống thừa nhận: “Điều đáng sợ nhất là không biết tên lửa có thể rơi xuống đâu”. Ông Sugimoto từng có lần làm việc ngay gần vị trí một tên lửa của Triều Tiên rơi xuống vùng kinh tế của Nhật Bản. Những người ngư dân luôn là đối tượng lo ngại nhất bởi khi đang làm việc trên biển trong lúc tên lửa Triều Tiên phóng xuống, họ không biết phải làm cách nào để tránh khỏi. “Cư dân trên bờ biển là đối tượng rất dễ bị tổn thương”, Sugimoto nói.
Đọc thêm>>> Triều Tiên tuyên bố sẽ tặng Mỹ nhiều 'món quà' tên lửa mới
Quốc Vinh