Theo các nhà phân tích, một động thái mới sau khi Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã được thông qua năm tháng trước đây có thể tạo ra áp lực lên ông Muammar Gaddafi nhưng về cơ bản sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Sự nhượng bộ đằng sau việc thay đổi lập trường
Với những lợi ích thương mại lớn của mình tại Libya, bao gồm cả những thỏa thuận về việc bán vũ khí, khai thác dầu mỏ và xây dựng đường sắt, Nga đã bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 với việc áp đặt vùng cấm bay đối với Libya và cho phép triển khai các hành động quân sự.
Quan hệ Nga và Libya có còn nồng ấm
Trong khi đó, Maxcơva cũng thúc giục chính quyền Gaddafi và phe chống đối đàm phán về một giải pháp chính trị, do vậy đã dấy lên sự mong đợi của phương Tây về việc Nga tiến tới gây áp lực lên ông Gaddafi.
Các chuyên gia nhận định, khi mà cán cân quyền lực dường như đã rời xa ông Gaddafi, Maxcơva đã bắt đầu gia tăng những sự trừng phạt đối với Libya, bao gồm cả việc công khai kêu gọi ông Gaddafi từ chức và thừa nhận đại diện của Benghazi như là một đối tác cho cuộc đàm phán để xác định tương lai của Libya.
Ông Yevgeny Satanovsky, người đứng đầu Viện Trung Đông của Nga tin rằng “đó là những sự trao đổi quan trọng” (giữa Maxcơva và phương Tây) đằng sau sự thay đổi lập trường của Kremlin. Các quốc gia phương Tây cần tạo ra những sự nhượng bộ lớn trong những phạm vi mà Nga ủng hộ.
Tháng trước, Maxcơva đã ký kết một thỏa thuận tàu chiến được chờ đợi từ rất lâu với Paris và có được một câu trả lời đầy hứa hẹn của Mỹ về những nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của họ. Ngoài ra, phe đối lập tại Libya đã cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh những giao kèo đã được Nga và Tripoli ký kết.
Ảnh hưởng hạn chế
Theo sắc lệnh mới đã được ký kết hôm thứ sáu tuần qua, Nga chính thức cấm tất cả những chuyến bay không vì mục đích nhân đạo tới Libya trong không phận của Nga và tất cả các hoạt động tài chính liên quan đến tài sản của ông Gaddafi và gia đình của ông.
Sắc lệnh trừng phạt của ông Medvedev không thể giải quyết được tình trạng bế tắc tại Libya
Các nhà phân tích và giới truyền thông địa phương đã đồng ý rằng những sự phê chuẩn này chứng tỏ phần nào là hành động thể hiện thiện chí của Nga đối với phương Tây.
Ông Sergei Demidenko, một chuyên gia lão luyện của Viện Nghiên cứu Phân tích và Đánh giá chiến lược của Nga, đã khẳng định rằng sự thắt chặt trừng phạt của Nga đối với Lybia sẽ không giải quyết được bất cứ vấn đề thực tế nào và Maxcơva sẽ thất bại trong việc hối thúc ông Gaddafi phải ra đi.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, sắc lệnh trừng phạt sẽ chỉ làm xấu đi mối quan hệ giữa Maxcơva và Tripoli, mặc dù ông Gaddafi không cắt đứt mối quan hệ với Nga khi Nga mong muốn kết nối với phương Tây.
Ông Veniamin Popov, cựu đại sứ Nga tại Libya nói rằng mối quan hệ ràng buộc về kinh tế giữa hai quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhất bởi sắc lệnh trừng phạt này.
Tất cả các chuyên gia phân tích đều tin rằng, cả các biện pháp trừng phạt lẫn các cuộc không kích sẽ không thể giải quyết được tình trạng bế tắc của Libya bởi tất cả các bên liên quan đều không chịu lùi bước.
Về tương lai của quốc gia Bắc Phi này, khả năng chia cắt của Libya sẽ cao hơn cơ hội về khả năng ra đi của ông Gaddafi, các chuyên gia nhận định.
Chí Thành (theo Xinhua)