Lý do Mỹ chia sẻ công nghệ tối mật của tiêm kích tàng hình F-22 cho Nhật

Lý do Mỹ chia sẻ công nghệ tối mật của tiêm kích tàng hình F-22 cho Nhật

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 7, 05/05/2018 15:59

Hãng Lockheed Martin đã cung cấp cho Chính phủ Nhật Bản những dữ liệu mật về thiết kế tiêm kích tàng hình F-22 Raptor để giúp Tokyo hoàn thành việc phát triển tiêm kích lai giữa F-22 và F-35, thay thế chiếc F-2 hiện tại quân đội đang sử dụng.

Hãng tin Nikkei Asian Review cho hay, nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ Lockheed Martin đã chuyển giao công nghệ tối mật liên quan tới thiết kế của F-22 Raptor cho phía Nhật Bản, giúp Tokyo hoàn thiện mục tiêu xây dựng tiêm kích mới và đưa vào sử dụng năm 2030.

Lý do Mỹ chia sẻ công nghệ tối mật của tiêm kích tàng hình F-22 cho Nhật

Tiêm kích F-22 Raptor của hãng Lockheed Martin.

Chương trình này có thể mất tới 1 thập kỷ để hoàn thiện. Trong một số trường hợp, giống như đối với F-35, phải tới hai thập kỷ. Nhật Bản đã sở hữu máy bay F-35 và đang dự định sẽ mua thêm, và hiện đang vận hành 1 trong 2 nhà máy sản xuất F-35 ở nước ngoài của Mỹ (còn một nhà máy khác ở Italy).

Theo Nikkei, quyết định của Washington và Lockheed Martin nhằm chia sẻ công nghệ F-22 với Nhật Bản có thể bắt nguồn từ Tổng thống Donald Trump giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ thông qua cải cách xuất khẩu vũ khí.

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Mỹ tính theo tổng giá trị sản phẩm trao đổi giữa hai nước, Văn phòng Thương mại Mỹ cho hay. Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản trị giá khoảng 63,3 tỷ USD, trong khi Mỹ nhập khẩu 132,2 tỷ USD hàng hóa từ Nhật. Do đó, thâm hụt thương mại với Nhật Bản nằm ở khoảng 68,9 tỷ USD.

“Nhưng Nhật Bản đang phải đối mặt với một quyết định khó khăn về việc có nên chấp nhận lời đề nghị của tập đoàn Lockheed hay không”, tờ Nikkei nêu, khẳng định rằng dù Nhật Bản muốn sản xuất tiêm kích thế hệ tiếp theo là hàng nội địa song “sẽ rất khó để nước này từ chối một lời đề nghị liên quan tới vũ khí từ Mỹ, đồng minh lớn nhất của quốc gia này”.

Tokyo đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để phát triển máy bay tàng hình và tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác nước ngoài để giảm chi phí và tận dụng ưu thế từ công nghệ quốc tế.

Hiện tại, Mỹ đang có kế hoạch tái khởi động dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22, tốn khoảng 50 tỷ USD để sản xuất khoảng 100 chiếc máy bay loại này, bởi các bộ phận phụ như động cơ F119 cho tới nay đã không còn được sản xuất nữa.

Do đó, việc chia sẻ công nghệ cho đối tác nước ngoài có thể là một giải pháp giúp cho Washington chia sẻ gánh nặng về chi phí nêu trên.

Xem thêm: Ông Trump ấn định thời gian, địa điểm gặp ông Kim Jong-un

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.