Một trong hai người có duyên tình ái với nhiều người trong kiếp xưa, bây giờ lần lượt gặp lại là một trong những nguyên nhân khiến vợ chồng không chung thủy với nhau.
Theo Đức Phật thì hôn nhân chính là sự mở đầu tiến trình thể hiện tâm tưởng đồng thuận trong đời sống lứa đôi, nghĩa là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình. Tâm tưởng đồng thuận càng được thể hiện thì hạnh phúc hôn nhân càng thêm sâu bền.
Đức Phật xem hôn nhân không chỉ là nhân duyên để con người kết nối hạnh phúc thương yêu mà còn là cơ hội cho cá nhân (vợ, chồng) hoàn thiện chính mình.
“Bốn đức tính: đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ như là điều kiện giúp cho con người xây dựng hạnh phúc hôn nhân vững bền. Hôn nhân chính là khởi điểm của tiến trình hoàn thiện bản thân hướng đến giác ngộ.
Ở đó hai tâm hồn luôn gắn kết song hành với nhau trong tình thương yêu và trong sự nỗ lực cùng thực hành Phật pháp, không chỉ trong đời này mà còn nhiều đời tiếp theo, cho đến lúc cả hai cùng đạt đến mục tiêu hoàn thiện hay giác ngộ” - trích lời Phật dạy về hôn nhân trong kinh tạng.
Nếu người Phật tử, cùng mở tâm chia sẻ bố thí, cùng nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ giác ngộ thì đó là mối lương duyên kết nối hạnh phúc hôn nhân trong nhiều đời kiếp không tách rời.
Như vậy, theo lời dạy của Đức Phật thì hôn nhân chính là sự kết nối tình yêu hướng thượng. Ở đấy, tâm hồn con người càng trở nên trong sáng, nhu nhuyễn và hiền thiện, phẩm giá con người càng được nâng cao và tỏa sáng.
Tuy nhiên, cũng theo Đức Phật, hôn nhân là chuyện bình thường trong cuộc sống nhưng để có được chuyện bình thường ấy thì lại không dễ dàng. Nhất là ngày nay, chuyện ngoại tình đã quá nhiều, là mối đe dọa tan vỡ gia đình nhiều nhất.
Thứ nhất, lòng thương yêu không đủ sâu đậm. Nhiều trường hợp, vợ chồng quen nhau sau một than gian ngắn rồi cưới, không có thời gian tìm hiểu, yêu thương hời hợt. Sau đó, khi gặp người khác, thấy thương hơn, yêu hơn thì “thay lòng đổi dạ” với người cũ.
Thứ hai là một trong hai người hoàn toàn thay đổi, đánh mất nhân cách dần dần sau khi kết hôn. Khi đã có vợ/chồng, người ta không còn quan tâm nhiều đến hình thức, hoặc cố chau chuốt cho bản thân như trước.
Người vợ không còn “dễ thương, đáng yêu” mà “lôi thôi, lếch thếch” hoặc không quan tâm gia đình, khiến người chồng chán nản, đi tìm người khác. Trong khi đó, các ông chồng sau khi cưới thì nhậu nhẹt, lười biếng, chơi bời, đánh mất tư cách. Lâu dần, người vợ cũng sẽ không còn tình cảm nữa.
Lý do thứ 3 khiến vợ/chồng không chung thủy là một trong hai người mắc bệnh đa tình, dễ lạc lòng. Mình có vợ/chồng rồi, nhưng khi gặp người nào đẹp trai/xinh gái, khéo ăn nói, là siêu lòng. Theo lời Phật dạy thì đây là một cái Nghiệp trong tâm. Nếu ai lỡ mắc phải bệnh này thì nên lạy Phật sám hối để hết nghiệp đa tình.
Nguyên nhân cuối cùng là một trong hai người có duyên tình ái với nhiều người trong kiếp xưa, bây giờ lần lượt gặp lại. Ví như người chồng ngày xưa làm vua hoặc làm quan có “năm thê bảy thiếp”. Kiếp này gặp lại những người vợ cũ thì cũng thương, cũng yêu, không nỡ bỏ. Đây là nguyên nhân khiến người ta không chung thủy với nhau mà rất khó trách.
Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng không cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ở đây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng con người không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạm kia.
Trong bài giảng Tình yêu, hôn nhân và gia đình, Thượng tọa Thích Chân Quang còn nói, tình yêu chỉ sau một thời gian ngắn ngủi là nhạt nhòa. Vợ chồng đến với nhau là do duyên số nhưng phải biết “cùng nhìn về một hướng”, tạo nên công đức lớn trong cuộc đời thì hạnh phúc sẽ ngày càng lớn.
Theo Khỏe và Đẹp