Lý do Nga đưa S-300 lên đảo tranh chấp gần Nhật Bản

Lý do Nga đưa S-300 lên đảo tranh chấp gần Nhật Bản

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 03/12/2020 09:00

Các đơn vị của hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 mới nhất của Nga đã được triển khai trên quần đảo tranh chấp gần Nhật Bản..

Theo TASS, các đơn vị của hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 mới nhất của Nga đã tham gia trực chiến trên quần đảo Kuril, dịch vụ báo chí của quân khu phía Đông cho biết hôm thứ Ba.

"Các đơn vị của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V4 đã tham gia trực chiến trong nhiệm vụ phòng không trên quần đảo Kuril", tuyên bố cho biết.

Trước đó, đích thân Tư lệnh lực lượng quân khu phía Đông, Đại tá-Anh hùng nước Nga Gennady Zhidko đã kiểm tra khả năng sẵn sàng bước vào chiến đấu. Ông đánh giá cao công tác phối hợp của các đơn vị và lực lượng làm nhiệm vụ trong cuộc diễn tập.

"Các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2 đã được triển khai từ trước để thực hiện nhiệm vụ trên đảo Iturup, vùng Sakhalin. Giờ đây hệ thống hạng nặng của lực lượng phòng không đã tới, tổ hợp phòng không cỡ lớn S-300V4", kênh Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin ngày 1/12.

Tiêu điểm - Lý do Nga đưa S-300 lên đảo tranh chấp gần Nhật Bản

Nhật Bản theo dõi chặt các động thái quân sự của Nga trên chuỗi đảo nằm ở phía đông bắc đảo Hokkaido của nước này tới vùng Viễn Đông của Nga tại Kamchatka. Quân đội Nga hồi tháng 10 cho biết họ dự kiến lần đầu triển khai các tổ hợp S-300V4 trên các hòn đảo tranh chấp, song để tham gia diễn tập quân sự chứ không phải trực chiến.

Động thái này diễn ra không lâu sau khi ông Shinzo Abe, người thúc đẩy giải quyết tranh chấp, từ chức hồi tháng 8.

Việc triển khai vũ khí tới đảo này mới đây của Nga đánh dấu động thái mới nhất trong quá trình xây dựng quân sự liên tục của Nga trên các hòn đảo, bao gồm việc đóng các máy bay chiến đấu tiên tiến và tên lửa chống hạm ở đó.

Đảo Iturup là một trong 4 thực thể thuộc quần đảo Kuril do Nga kiểm soát, song Nhật Bản tuyên bố chủ quyền và gọi đây là Lãnh thổ phương Bắc. Liên Xô kiểm soát các hòn đảo này trước khi Thế chiến II kết thúc. Và vấn đề tranh chấp lãnh thổ khiến Nga không thể ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và khiến quan hệ hai bên căng thẳng trong nhiều năm.

Nhiều thập kỷ hai nước nỗ lực ngoại giao để thương lượng dàn xếp nhưng đã không mang lại kết quả rõ rệt.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dành nhiều thời gian và nỗ lực với hy vọng đàm phán được một giải pháp trong suốt gần 8 năm cầm quyền nhưng không đạt được tiến triển nào.

Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 9, Thủ tướng Nhật Bản mới đắc cử Yoshihide Suga đã thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Suga hy vọng sẽ dàn xếp và ký được hiệp ước hòa bình.

Hồi tháng 6, Nga khảo sát địa chất tại khu vực gần các đảo tranh chấp với Nhật Bản. Ông Yoshihide Suga, khi đó là Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, tuyên bố hoạt động khảo sát của Nga là "không thể chấp nhận". Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nói "Nga có quyền chủ quyền thực hiện bất cứ hoạt động nghiên cứu nào trên lãnh thổ của mình".

S-300V4 là tổ hợp chống tên lửa đạn đạo (ABM) dành cho lục quân, được Nga biên chế từ năm 2013, được phát triển trên nền tảng hệ thống S-300VM. Phiên bản S-300V4 sử dụng đạn 9M82M và 9M83M, với tầm bắn lần lượt là 400 km và 150 km.

Các tên lửa của S-300V4 có tốc độ bay hơn 9.000 km/h, gấp 7,5 lần tốc độ âm thanh, có thể đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo có tốc độ lớn và quỹ đạo bay cao hơn nhiều so với máy bay, tên lửa hành trình.

S-300V4 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến có tính cơ động cao được chỉ định để bảo vệ các cơ sở quân sự và hành chính quan trọng và chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí đạn đạo và khí động học. Đây là phiên bản thứ 4 của hệ thống tên lửa phòng không chiến trường S-300V nâng cấp.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.