Lý do sâu xa sau việc Nga vẫn “án binh bất động” khi Mỹ ồ ạt tấn công Syria

Lý do sâu xa sau việc Nga vẫn “án binh bất động” khi Mỹ ồ ạt tấn công Syria

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 7, 14/04/2018 21:00

Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria ngày hôm nay của Mỹ chỉ là một đòn tấn công hạn chế và nhắm vào các mục tiêu nhất định và phát đi thông điệp rõ ràng về việc tránh đối đầu với Nga.

Với việc ồ ạt không kích Syria bằng nhiều tên lửa và bom trong ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hướng đến nhiều mục tiêu hơn, và sử dụng nhiều tên lửa hơn so với những gì ông đã từng làm trong vụ tấn công quân sự tương tự vào đất nước Trung Đông này năm ngoái.

Tuy nhiên, năm nay ông đã lựa chọn phương án hoạt động kiềm chế nhằm tránh đòn trả đũa từ các nước bảo trợ cho Syria là Nga và Iran.

Mỹ và các đồng minh phương Tây đã chọn 3 mục tiêu ở Syria để tấn công thay vì chỉ nhằm vào đúng một căn cứ không quân như năm ngoái. Tất cả các mục tiêu này đều là những cơ sở được cho là liên quan tới vũ khí hóa học. Các căn cứ quân sự quan trọng của Syria cũng như Phủ Tổng thống ở Thủ đô Damascus không bị tấn công.

Lý do sâu xa sau việc Nga vẫn “án binh bất động” khi Mỹ ồ ạt tấn công Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin.

Giới chức Mỹ cho rằng cuộc tấn công này nhằm đáp trả việc Syria bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria ngày hôm nay của Mỹ chỉ là một đòn tấn công hạn chế, nhắm vào các mục tiêu nhất định và phát đi thông điệp rõ ràng về việc tránh đối đầu với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis chia sẻ với phóng viên tại Lầu Năm Góc rằng, cuộc tấn công lần này của Mỹ sẽ được triển khai theo hướng giảm tối đa trường hợp gây thiệt mạng lính Nga và chỉ tập trung trực tiếp vào kho vũ khí hóa học của Syria.

Dù tuyên bố đây là "đòn giáng mạnh mẽ", ông Mattis khẳng định đây chỉ là "cuộc tấn công một lần" và tin rằng nó phát đi thông điệp đủ mạnh để ngăn Syria tái sử dụng vũ khí hóa học.

Thông điệp tránh đối đầu trong đòn tấn công hạn chế lần này của Mỹ chính là lý do Nga hoặc Iran không tung ra biện pháp đáp trả, giúp thế giới và khu vực tránh được một cuộc đối đầu quy mô lớn giữa các cường quốc hạt nhân, giới phân tích nhận định.

"Nga và Iran nhiều khả năng sẽ chỉ đáp trả bằng các tuyên bố, nguy cơ họ đưa ra hành động trả đũa bằng quân sự nhắm vào Mỹ là rất thấp. Các mục tiêu bị tấn công đều không phải căn cứ có binh sĩ Nga hay Iran đồn trú", Dennis Ross, chuyên gia về Trung Đông tại viện Chính sách Cận Đông ở Washington, nhận định.

Cuộc tập kích chớp nhoáng này nhiều khả năng sẽ không làm thay đổi thế cân bằng chiến lược trong nội chiến Syria, nhưng ông Trump dường như hy vọng rằng nó sẽ đủ sức nặng để răn đe ông Assad không tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời không gây ra thiệt hại quá nặng để khiến Nga và Iran phải can thiệp.

Nguy cơ nổ ra xung đột giữa Nga và Mỹ sau cuộc tấn công này khó xảy ra. Nga cũng muốn tránh đối đầu trực diện giống như Mỹ, bởi sức mạnh quân sự của Moscow hiện nay bị đánh giá là thấp hơn so với đối thủ.

Ngoài vũ khí hạt nhân, sức mạnh quân sự của Nga thua kém Mỹ cả về số lượng khí tài lẫn ngân sách quốc phòng.

Nếu muốn đáp trả Mỹ, “đòn” tấn công khả dĩ nhất có thể được Nga sử dụng là tấn công mạng. Dù vậy, các nhà quan sát chưa nhận thấy dấu hiệu nào về một cuộc tấn công mạng quy mô lớn đang được lên kế hoạch nhắm vào Mỹ.

Cả Nga và Iran đều không muốn mạo hiểm khoét sâu cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria bằng một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào phương Tây, giới chuyên gia nhận định.

Xem thêm >> Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức hạ lệnh tấn công Syria

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.