Lý do Triều Tiên tin chắc CIA đang âm mưu ám sát ông Kim Jong-un

Lý do Triều Tiên tin chắc CIA đang âm mưu ám sát ông Kim Jong-un

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 07/05/2017 20:36

Không phải vô cớ khi CIA bị tố có âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi cơ quan này có đầy những vết đen trong lịch sử.

Chất phóng xạ, chất độc nano hay đánh bom ?

Theo BBC, Bình Nhưỡng gần đây đã cáo buộc các nhân viên tình báo của Mỹ và Hàn Quốc đang đứng sau một âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Bộ An ninh Triều Tiên nêu tên một người tên "Kim" đã được các cơ quan tình báo của hai nước nói trên trả tiền để tiến hành một vụ tấn công bằng các chất sinh hóa.

Hồ sơ - Lý do Triều Tiên tin chắc CIA đang âm mưu ám sát ông Kim Jong-un

Triều Tiên tố CIA đang có âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Lời cáo buộc của Bình Nhưỡng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ "giải quyết" vấn đề Triều Tiên và ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân.

CIA sau đó đã từ chối bình luận còn Hàn Quốc không đưa ra tuyên bố nào.

Giới quan sát cho rằng không ngạc nhiên khi cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đang cố gắng gài các nhân viên nằm vùng ở Triều Tiên nhưng các cáo buộc cụ thể về âm mưu ám sát là chưa có chứng cứ xác thực.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, trong khi mọi công dân nước ngoài đến quốc gia này đều bị thu giữ điện thoại di động cũng như kiểm soát mọi bước đi, hành động.

Theo thông điệp của bộ An ninh Triều Tiên được hãng thông tấn KCNA đăng tải, cơ quan tình báo CIA của Mỹ và tình báo Hàn Quốc đã "ấp ủ âm mưu xấu xa, nhằm hãm hại nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên".

Bộ này cho biết thêm, âm mưu được sắp đặt dùng "bom khủng bố" tại một cuộc diễu binh hoặc một sự kiện ở Cung Thái Dương Kumsusan, lăng cố Chủ tịch Kim Nhật Thành).

Nhân vật tên "Kim" đã được bảo rằng cách tốt nhất là sử dụng "các chất sinh hóa, bao gồm chất phóng xạ và chất độc nano", mà kết quả sẽ "xuất hiện sau 6-12 tháng".

Hồi năm 2014, người đàn ông này đã bị CIA và cơ quan tình báo Hàn Quốc “mua chuộc khi đang làm việc ở Nga và được trả hai khoản tiền bao gồm 20.000 USD và 100.000 USD.

Bộ An ninh Triều Tiên không cho biết âm mưu ám sát ông Kim Jong - un bị phát hiện thế nào và cũng không tiết lộ số phận của nhân vật tên "Kim".

CIA và những cáo buộc âm mưu đen tối

Hồ sơ - Lý do Triều Tiên tin chắc CIA đang âm mưu ám sát ông Kim Jong-un (Hình 2).

CIA từng nhiều lần ám sát cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro nhưng không thành.

Không phải ngẫu nhiên khi CIA của Mỹ rơi vào cáo buộc có âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi cơ quan này đã có một lịch sử dài những cáo buộc đứng đằng sau những vụ ám sát chính trị nổi tiếng.

Theo Ewen MacAskill, phóng viên chuyên trách mảng tình báo của tờ The Guardian, cơ quan tình báo CIA của Mỹ từ năm 1945 đã thành công trong việc lật đổ và ám sát một loạt các chính khách trên thế giới, tuy nhiên cơ quan này sau đó đã phải dừng lại các hoạt động của mình sau cuộc điều tra của Thượng viện vào những năm 1970.

Một số âm mưu nổi tiếng nhất của CIA có thể kể đến âm mưu ám sát lãnh tụ Cuba Fidel Castro . Hàng loạt các kế hoạch đã được triển khai như sử dụng sát thủ bắn tỉa cho đến những thủ đoạn tưởng chừng như chỉ có trên phim ảnh chẳng hạn như dùng xì gà phát nổ hay tẩm độc vào bộ đồ lặn.

Mặc dù các nỗ lực của CIA đã thất bại trong trường hợp của nhà lãnh tụ Fidel Castro, cơ quan tình báo Mỹ  được cho là đã thành công khá nhiều lần khi trực tiếp thực hiện âm mưu ám sát nhiều nhà lãnh đạo hoặc gián tiếp đứng đằng sau lôi kéo những lực lượng phản động nhằm âm mưu lật đổ chính quyền.

Sau cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ, Tổng thống Gerald Ford đã ký sắc lệnh năm 1976 với nội dung: "Không nhân viên nào của Chính phủ Mỹ được phép tham gia, hoặc nhúng tay vào âm mưu ám sát chính trị".

Sắc lệnh được đưa ra như một sự cứu vãn bắt buộc của Chính phủ Mỹ khi những âm mưu đen tối của CIA đã bị phơi bày công khai, bên cạnh đó là sự thừa nhận của Washington rằng những cuộc đảo chính và ám sát do nước này gây ra hầu hết đều phản tác dụng.

Mặc dù vậy, Mỹ không bao giờ hoàn toàn từ bỏ chiến lược này mà chỉ đơn giản là thay đổi thuật ngữ từ ám sát sang công khai hoặc vin vào những lý do liên quan đến khủng bố. 

Các tập tài liệu trước đó còn nhắc tới Thủ tướng đầu tiên của Congo, Patrice Lumumba, người bị Mỹ đánh giá là quá gần gũi với Nga. Vào năm 1960, CIA đã muốn ám sát nhân vật này bằng một loại virut chết người, tuy nhiên mọi thứ đã trở nên không cần thiết khi Lumumba đã bị mất chức vì lý do khác.

Các nhà lãnh đạo khác nhằm danh sách ám sát trong những năm 1960 bao gồm nhà độc tài Dominican Rafael Trujillo, tổng thống Sukarno của Indonesia.

Năm 1973, CIA đã giúp tổ chức lật đổ tổng thống Chile, Salvador Allende, người bị cho là đi theo xu hướng cực tả, ông qua đời vào ngày xảy ra cuộc đảo chính.

Cho đến hiện tại, những âm mưu và hành động của CIA trở nên tinh vi hơn. Một tài liệu bị rò rỉ do Wikileaks đưa ra và phát hành đầu năm nay cho thấy CIA hồi năm 2014 đã xem xét hack vào hệ thống kiểm soát xe cho phép gây ra một vụ tai nạn từ xa.

Đọc thêm>>> Giải mã thông điệp của TT Trump trong chuyến công du đầu tiên

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.